Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nói gì trước “cú ngã lịch sử” của VinGroup?

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là một trong những người đàn ông có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với các nhà đầu tư ở Việt Nam. Đặc biệt là những nhà đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, với tư cách là người đứng đầu của tập đoàn đa ngành lớn nhất cả nước; Ông Phạm Nhật Vượng đã có những chia sẻ thực tế về những “cú ngã lịch sử” của VinGroup trong thời gian qua.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là ai ?

Phạm Nhật Vượng (1968) là doanh nhân Việt Nam đầu tiên lọt top 500 người giàu nhất hành tinh theo bình chọn của Forbes. Trong nước, ông là người sáng lập và chủ tịch tập đoàn Vingroup – Tập đoàn đa ngành lớn nhất Việt Nam.

Tiểu sử Phạm Nhật Vượng đã tốn rất nhiều giấy mực của giới truyền thông báo chí. Phạm Nhật Vượng sinh ra trong một gia đình bình thường ở Hà Nội. Ông khởi nghiệp với mì gói nhưng thành công từ kinh doanh bất động sản. Trên con đường thành công đó, ông đã gặp rất nhiều biến cố không phải ai cũng vượt qua được.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng giàu cỡ nào?

Năm 2010: Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, Phạm Nhật Vượng có số tài sản 15.800 tỷ VNĐ. Đứng thứ nhì Việt Nam năm 2007, 2008.

Năm 2011: Cái tên Phạm Nhật Vượng đã khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng khi cán mốc 1 tỷ USD trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Năm 2013: Tài sản của Phạm Nhật Vượng đạt 1,5 tỷ USD.

Năm 2016: 2,1 tỷ USD. Nửa cuối tháng 6 cùng năm, giá trị tài sản ròng đạt 8,1 tỷ USD. Xếp thứ 322 người giàu nhất thế giới.

Tháng 12/ 2021: Tổng giá trị tài sản đạt 8,3 tỷ USD. Đứng thứ 344 tỷ phú giàu nhất hành tinh.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng mấy vợ? Có mấy người con?

Vợ của Phạm Nhật Vượng là bà Phạm Thu Hương (1969). Hiện nay bà đang là phó chủ tịch của tập đoàn VinGroup. Bà và ông Phạm Nhật Vượng có 3 người con: Phạm Nhật Minh Anh, Phạm Nhật Quân AnhPhạm Nhật Minh Hoàng.

Tập đoàn VinGroup

Tập đoàn VinGroup là tập đoàn đa ngành phủ khắp Việt Nam. Ban đầu, VinGroup tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản bao gồm VinPearl và Vincom. Sau đó, tập đoàn mở rộng quy mô và trở thành tập đoàn đa ngành lớn nhất Việt Nam.

3 nhóm hoạt động trọng tâm của Tập đoàn bao gồm:

– Công nghệ – Công nghiệp

– Thương mại Dịch vụ

– Thiện nguyện Xã hội

Mổ xẻ những “cú ngã lịch sử” của VinGroup

Mặc dù đã gặt hái được rất nhiều thành công cả trên nhiều lĩnh vực. Thế nhưng VinGroup cũng có những pha “rút lui” đầy toan tính. Cùng Waha mổ sẻ những “cú ngã lịch sử” đã làm chao đảo thị trường Việt Nam trong một thời gian dài nhé!

Quyết định bán Technocom cho Nestle (Thụy Sĩ)

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhận được lời ngỏ ý muốn mua lại Technocom của Nestle (Thụy Sĩ) trong nhiều năm. Cuối cùng, sau khi định vị được mục tiêu của bản thân là trở về Việt Nam và cống hiến cho quê hương; ông Phạm Nhật vượng đã đồng ý bán Technocom cho Nestle (2010).

Vào thời điểm đó, đối thủ của ông gần như không chiếm được chút thị phần nào. Họ bỏ ra 34 triệu USD để quảng cáo, trong khi ông Phạm Nhật Vượng chỉ phải chi 2 triệu USD. Thế nhưng, sau tất cả ông vẫn quyết định bán Technocom.

Trả lời báo chí về nguyên nhân của quyết định dứt khoát này, ông Phạm Nhật Vượng chia sẻ rằng:

“Khoảng 2008 có vụ máy bay Airbus của Air France bị rơi xuống biển không tìm được. Tôi nghĩ, mình cũng bay suốt như vậy, nhỡ máy bay rơi không tìm được thì có phải khổ vợ con không? Lúc ấy trong nước cũng nhiều việc. Tôi muốn làm hẳn mọi việc đến đầu đến đũa”.

tỷ phú Phạm Nhật Vượng và cú ngã lịch sử của VinGroup

Ra quyết định dứt khoát đóng cửa tập đoàn tài chính Vincom

Trong giai đoạn thị trường tài chính phát triển mạnh, tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng có tham vọng bước vào “sân chơi” này. Ông đã sẵn sàng cho điều đó khi chuẩn bị kỹ lưỡng tập đoàn tài chính Vincom.

Tuy nhiên, năm 2008, khủng hoảng tài chính tại Mỹ đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường Việt Nam. Nhận thấy những rủi ro tiềm tàng, ông Vượng đã quyết định rút lui khỏi thị trường này. Bất chấp việc phải đền bù số tiền không nhỏ cho nhân viên.

Đây là quyết định có phần an toàn của ông Vượng. Không biết liệu rằng đằng sau những quyết định đó, tập đoàn VinGroup có phải chịu tổn thất gì quá lớn không. Nhưng những toan tính của VinGroup luôn không hề dễ đoán. Thành công của hiện tại là minh chứng rõ ràng nhất cho những quyết định trước đó của VinGroup.

Chuyển nhượng Vincom City Towers

Tòa tháp Vincom Center Hà Nội là một trong những biểu tượng đáng tự hào vào những năm 2000. Tuy nhiên, ông Vượng đã quyết định chuyển nhượng tháp A Vincom 191 Bà Triệu cho ngân hàng BIDV năm 2006. Cuối năm 2011, ông tiếp tục bán tháp B còn lại cho Techcombank.

Cũng trong những năm này, tin đồn về tỷ phú Phạm Nhật Vượng nổi lên như nấm. Có tin đồn ác ý rằng ông bị ám sát và giết hại tới 4 lần. Lúc thì bị rơi máy bay, bị ung thư, bị chết ở nước ngoài, … Bên cạnh đó, tin đồn VinGroup nợ 20.000 tỷ đồng cũng được thổi phồng lên khiến thị trường bất động sản tại Việt Nam chao đảo, …

Thế nhưng, thực tế thì tỷ phú Phạm Nhật Vượng và VinGroup đã làm rất tốt  khi doanh số bán hàng các dự án bất động sản vẫn hoàn thành đúng chỉ tiêu đã đặt ra trước đó.

“Sự chuyển nhượng này giúp Vingroup có thêm một nguồn vốn lớn để phát triển các dự án quan trọng của mình” – Ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch Vingroup chia sẻ.

Rút khỏi mảng bán lẻ – VinPro giải thể ( Tháng 12/ 2019)

Thông tin gây “rúng động” thị trường cuối năm 2019 chính là VinGroup chính thức rút khỏi mảng bán lẻ. Các chuỗi cửa hàng Vinmart và Vinmart+ đều được chuyển cho VCM (VinCommerce và MasanConsumerHoldings ).

Mổ xẻ lần rút lui này của VinGroup, nhiều chuyên gia cho rằng: “Đây là bước tiếp theo trong lộ trình tái cơ cấu của tập đoàn VinGroup, nhằm tập trung mọi nguồn lực cho lĩnh vực ưu tiên cốt lõi là công nghiệp – công nghệ”.

Ngừng kinh doanh chuỗi cửa hàng Viễn Thông A (Tháng 12/ 2019)

Viễn Thông A là chuỗi bán hàng công nghệ đình đám khắp cả nước, nhất là tại TP HCM. Sau khi về tay VinGroup 1 năm, nó đã nhanh chóng bị đóng cửa và giải thể.

Lý giải cho quyết định dứt khoát này, CEO Nguyễn Việt Quang chia sẻ:”Với việc thay đổi chiến lược mới, Vingroup sẽ thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”, tái cấu trúc hoặc giải thể các công ty con không thuộc ưu tiên cốt lõi để tập trung nguồn lực cho những dự án lớn.

tỷ phú Phạm Nhật Vượng và những lần Vingroup rút lui

Rút khỏi lĩnh vực hàng không Vinpearl Air (14/01/2020)

Trước kì vọng sẽ xuất hiện 6 máy bay vào ngày đầu ra mắt của VinPearl Air, VinGroup đã khiến nhiều người bất ngờ khi đột ngột tuyên bố chính thức rút lui khỏi lĩnh vực này vào này 14/01/2020.

Động thái mới này của VinGroup đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi lớn về khả năng tài chính hiện tại của tập đoàn này. Ngay lập tức, ông Nguyễn Việt Quang (Tổng giám đốc VinGroup khi đó) đã đáp trả dư luận:

“Việc Vingroup đầu tư mạnh vào hàng không có thể dẫn đến dư thừa nguồn cung, gây lãng phí cho xã hội, đồng thời chúng tôi cũng cần tập trung nguồn lực cho việc phát triển mảng công nghệ – công nghiệp của mình. Vì vậy chúng tôi quyết định rút lui”.

Dừng mảng sản xuất điện thoại, tivi thông minh (09/05/2021)

Những tưởng VinSmart sẽ làm điên đảo thị trường điện thoại di động thông minh tại Việt Nam. Nhưng VinGroup luôn có những lối đi riêng đầy toan tính. Ngày 09/05/2021, VinGroup chính thức tuyên bố dừng việc nghiên cứu và sản xuất tivi, smartphone.

Được biết, sau gần 3 năm phát triển và sản xuất, VinSmart cho ra mắt 19 mẫu điện thoại và 5 mẫu tivi. Thế nhưng giấc mơ chiếc điện thoại “Made in VietNam” lần đầu tiên do người Việt thiết kế và sản xuất đã chấm dứt từ đây.

Tỷ Phú Phạm Nhật Vượng cho biết VinGroup sẽ chuyển hướng sang phát triển các tính năng thông minh trên phương tiện giao thông và nhà ở. Cụ thể là ô tô VinFast và các ngôi nhà thông minh, thành phố thông minh, …

“Đây là bước đi chiến lược nhằm đưa VinFast tiến đến mục tiêu trở thành một trong những hãng xe điện thông minh và tiện ích nhất thế giới”.

Tóm lại, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải bắt đầu từ con số 0 tròn trĩnh. Những “cú ngã lịch sử” của VinGroup chắc chắn không nằm ngoài toan tính của tý phú Phạm Nhật Vượng và ban quản trị tập đoàn này. Nhưng cụ thể những toan tính đó là gì? Xin hãy để thời gian trả lời!