Nguy cơ vỡ nợ, Nga áp đặt các lệnh trừng phạt lên tổng thống Joe Biden

Theo tờ CNN, nước Nga đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây. Đáp trả điều đó, Nga giáng một đòn mạnh mẽ vào tổng thống mỹ Joe Biden. Cục diện tài chính thế giới đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong lịch sử.

Nước Nga có nguy cơ vỡ nợ bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây

Trong hơn một thế kỷ qua, tình hình kinh tế nước Nga đang trên bờ vực phá sản; dần lún sâu vào suy thoái. Bộ trưởng Tài chính Nga – Ông Anton Siluanov cảnh báo rằng:

“ Hơn 315 tỷ USD của Nga đã bị đóng băng! Chính phủ Nga sẽ phải thanh toán nợ nước ngoài bằng đồng Rúp cho tới khi các lệnh trừng phạt của phương Tây được dỡ bỏ.”

Trước khả năng có thể bị gán nhãn “vỡ nợ”; nước Nga cần phải trả đúng hạn thanh toán các khoản vay nước ngoài trong thời gian đáo hạn. Đây đều là những khoản nợ được định danh bằng tiền Đô la Mỹ hoặc đồng Euro.

Hôm nay (16/03), Nga sẽ phải trả hơn 117 triệu Đô la Mỹ tiền lãi trái phiếu Chính phủ phát hành. Khoản nợ này Nga buộc phải thanh toán bằng đồng USD. Điều đó cũng có nghĩa là Nga có tiền nhưng lại không thể tiếp cận nguồn tiền đó để trả nợ.

Nước Nga có vỡ nợ bởi các lệnh trừng phạt của Phương Tây?

Ngoài ra, đối mặt với nguy cơ vỡ nợ; nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ nghĩ tới phương án rút lui khỏi Nga. Điều đó sẽ khiến Nga bị bao vây cô lập hoàn toàn.

Như vậy, kể từ khi vỡ nợ vào năm 1998 đến nay; đây là thời điểm nước Nga đối mặt với nguy cơ vỡ nợ cao nhất. Các chuyên gia ước tính rằng, Nga có khoảng hơn 40 tỷ nợ ngoại tệ. Điều này sẽ gây áp lực không nhỏ cho chính phủ Nga và các nhà đầu tư nước ngoài tại nước này.

Nếu Nga vỡ nợ do các lệnh trừng phạt, điều gì sẽ xảy ra?

Việc Nga vỡ nợ sẽ khiến nhiều người lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sau đại dịch Covid-19, nhiều cú sốc tiêu cực đã gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế thế giới.

Theo BIS – Ngân hàng Thanh toán Quốc tế:

Số nợ của ngân hàng quốc tế có tổng cộng hơn 121 tỷ Đô la Mỹ. Trong đó, 84 tỷ Đô la Mỹ là tiền vay từ ngân hàng châu Âu, như Ý, Áo, Pháp, … Riêng ngân hàng Mỹ đã cho Nga vay 14,7 tỷ Đô la Mỹ.

Nếu Nga vỡ nợ do các lệnh trừng phạt của Phương Tây, điều gì sẽ xảy ra?

Trong tình hình tài chính – kinh tế của Nga như hiện nay, nhiều người nhắc đến cuộc khủng hoảng vỡ nợ của Chính phủ Argentina năm 2020. Mặc dù nó không làm bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng vẫn là lời cảnh tỉnh dành cho Cộng hòa Liên bang Nga trước bối cảnh không mấy tốt đẹp như hiện nay.

Theo thống kê, tài sản của toàn bộ ngân hàng Nga chỉ khoảng 120 tỷ Đô la Mỹ. Chừng đó là không đủ để chúng ta lo lắng về một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu” – Bà Kristalina Georgieva – Giám đốc điều hành IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) khẳng định.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, tổn thất lớn nhất mà Nga hứng chịu do các lệnh trừng phạt của phương tây chính là bị cô lập. Khi đó, Chính phủ Nga phải đi vay nợ với lãi suất cao cho tới khi lệnh trừng phạt được bãi bỏ.

Xem thêm: Nếu Nga vỡ nợ, điều gì sẽ xảy ra với giá vàng trong nước và thế giới?

Đáp trả phương Tây, Nga áp đặt các lệnh trừng phạt lên tổng thống Joe Biden

Trước một loạt tổn thất nghiêm trọng, phía Nga đã có những động thái nhằm đáp trả tổng thống Joe Biden và các quan chức có liên quan. Cụ thể:

Ngày hôm qua (15/04), Bộ ngoại giao Nga đã tuyên bố:

“Mặc dù đây là điều chưa từng có tiền lệ; nhưng Nga buộc phải áp lệnh trừng phạt đối với người đứng đầu nhà Trắng: Tổng thống Joe Biden; cùng các quan chức liên quan bao gồm: Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton; Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley; Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan; Ngoại trưởng Antony Blinken; Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin; Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Burns và nhiều người khác, …

Đáp trả phương Tây, Nga áp đặt các trừng phạt lên quan chức Mỹ

Nga sẽ cấm các quan chức này nhập cảnh vào Nga dựa trên cơ sở có đi có lại. Bởi trước đó Mỹ đã cấm các quan chức của Nga nhập cảnh vào Mỹ.

Tuy nhiên, giới quan chức cho rằng động thái này của Bộ ngoại giao Nga chỉ mang tính hình thức. Bởi bên cạnh tuyên bố đó; Nga vẫn khẳng định Moscow vẫn duy trì quan hệ với Washington; cũng như bảo đảm liên lạc cấp cao với những người trong danh sách cấm vẫn được tiến hành nếu cần thiết.

Cuộc chiến Nga – Ukraine ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?

Nhiều chuyên gia cho rằng: Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga trên lãnh thổ Ukraine tạo rủi ro lớn về lạm phát xăng dầu và một số mặt hàng khác. Tuy nhiên, cũng mở ra rất nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam.

Theo ông T.Q.H – CEO Viện Tài chính quốc tế IIF tại Washington DC:

“Các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga cho tới thời điểm này gây ra cuộc khủng hoảng về giá cả leo thang đối với một số mặt hàng. Tiêu biểu là dầu khí, ngũ cốc và một số khoáng sản chiến lược.

Cuộc chiến Nga - Ukraine ảnh hưởng như thế nào đối với nền kinh tế Việt Nam?

Nói chung, nền kinh tế Việt Nam sẽ bị đình trệ trong một thời gian ngắn, lạm phát tăng cao hơn. Tuy nhiên, nếu xét nhiều yếu tố; cho dù Nga vỡ nợ cũng không ảnh hưởng quá nhiều đối với nền kinh tế Việt Nam”.

Bên cạnh những tổn thất của các doanh nghiệp trực tiếp làm việc với Nga, nó cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho xuất khẩu Việt Nam:

“Do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt phương Tây, hàng hóa Nga không được nhập khẩu. EU cần tìm nguồn cung cấp hàng hóa mới. Thị trường Việt Nam cần nắm chắc cơ hội này để nâng cao thị phần của mình trên thị trường quốc tế. Nhất là đối với lĩnh vực xuất khẩu ngũ cốc và lúa gạo.”

One thought on “Nguy cơ vỡ nợ, Nga áp đặt các lệnh trừng phạt lên tổng thống Joe Biden

  1. Pingback: Ukraine từ chối đầu hàng, giá xăng giảm nhỏ giọt!

Comments are closed.