Trước khi bị bắt ông Trịnh Văn Quyết đã có gì trong tay?

Trịnh Văn Quyết, cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong mấy ngày hôm nay. Sau khi vụ bê bối của ông xảy ra, cư dân mạng lại được một phen bàn tán nháo nhào; người ta không biết được tài sản thực của ông là bao nhiêu. Nhưng họ biết được ông rất giàu và thành công trên nhiều lĩnh vực.

Nhưng tại sao khi đã giàu mà ông vẫn không thoát khỏi được vòng lao lý? Có phải sức mạnh của đồng tiền đã làm mờ mắt ông? Đã giàu mà vẫn muốn giàu nữa, bất chấp kiếm tiền; để đến một ngày bị “bỏ tù” thì tài sản có còn ý nghĩa nữa không. Cùng Waha xem bài viết sau đây nhé.

Trịnh Văn Quyết là ai?

Trịnh Văn Quyết (1975) Chủ tịch Tập đoàn FLC, xuất thân là con thứ hai trong một gia đình nghèo khó ở Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc. Ông là cử nhân luật từ lò đào tạo Đại học Luật Hà Nội; Cử nhân hành chính (Học viện Hành chính Quốc gia); Thạc sĩ quản trị kinh doanh (Đại học Irvine, Mỹ); Chứng chỉ đào tạo nghề Luật sư (Học viện Tư pháp).

Trịnh Văn Quyết (1975) Chủ tịch tập đoàn FLC
Trịnh Văn Quyết (1975) Chủ tịch Tập đoàn FLC

Sự nghiệp của ông

Sau khi học xong cấp 3 ông Trịnh Văn Quyết và TP.HCM để học sửa chữa điện tử và nuôi ước mơ đỗ đại học. Sau 2 năm vừa học vừa làm với sự quyết tâm và cái đầu thông minh; năm 1996 chàng trai nghèo quê Vĩnh Phúc đã nhận được 3 tờ giấy trúng tuyển đại học đến từ 3 ngôi trường khác nhau.

Ông quyết định theo học tại Đại học Luật Hà Nội. Trong khoảng thời gian sinh viên ông bắt đầu ngay với công việc buôn bán và gia sư. Năm 24 tuổi, Trịnh Văn Quyết đã hoàn thành xong hai trường trình học tại Đại học Luật Hà Nội và Học viện Hành chính Quốc Gia.

Sau khi tốt nghiệp, ông Quyết mở văn phòng luật sư SMiC bằng số tiền tích cóp thời sinh viên. Sau đó ông thành lập Công ty tư vấn đầu tư SMiC chuyên tư vấn luật doanh nghiệp. Công việc này giúp ông tích lũy kinh nghiệm tư vấn, từ đó biết rõ các thủ tục, cách thực hiện và nhận thấy cơ hội kinh doanh.

Xem thêm: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nói gì trước “cú ngã lịch sử” của VinGroup?

Không lâu sau đó bằng kinh nghiệm học, ông Quyết định thành lập Công ty Cổ phần FLC,SG Invest và Đầu tư tài chính Ninh Bắc. Hai năm sau (2010) ông Quyết cho sáp nhập các công ty thành viên để thành lập Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC. Đây cũng là khởi đầu cho sự thành công vượt bậc của ông sau này.

Năm 2014 khởi công khu nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn trên khu đầm lầy nước mặn rộng 200 ha. Năm 2015, khởi công dự án Twin Tower, Chủ tịch Trịnh Văn Quyết trở thành ông “bầu” của đội bóng đá Thanh Hóa FLC. Năm 2017, thành lập Bamboo Airways – Hàng không Tre Việt vốn 700 tỷ. 

Khối tài sản của Trịnh Văn Quyết

Trên sàn chứng khoán trước khi xảy ra vụ bê bối về chuyện thao túng thị trường chứng khoán, tài sản của ông lên đến gần 5000 tỷ đồng. Trong đó 3231 tỷ đồng cổ phiếu FLC; 1.386 tỷ đồng cổ phiếu GAB; 179 tỷ đồng cổ phiếu ROS và 49 tỷ đồng cổ phiếu ART. Ông hiện là người giàu thứ 37 trên thị trường Việt Nam.

Về mặt doanh nghiệp: Theo báo cáo tài chính hợp nhất của FLC cho biết, tập đoàn này đang có khoảng 355 tỷ đồng tiền mặt và các khoản gửi tiết kiệm ngân hàng.

Khối tài sản của Trịnh Văn Quyết
Khối tài sản của Trịnh Văn Quyết

Về mặt cá nhân: Không thể xác định trong tay ông Quyết đang nắm giữ bao nhiêu tiền, nhưng ông vẫn đổ hàng nghìn tỷ vào các đợt tăng vốn của Bamboo Airways hay FLC.

Cụ thể, hồi đầu năm 2021 Bamboo Airway tăng vốn điều lệ từ 7000 tỷ đồng lên 10500 tỷ đồng; riêng đợt này ông Quyết tham gia góp vốn gần một nửa, khoảng 1738 tỷ đồng trong khi Tập đoàn FLC góp vốn 550 tỷ đồng.

Tóm lại, về tài sản không thể nắm rõ vị đại gia này có chính xác bao nhiêu tiền, chỉ viết rằng ông vẫn đổ hàng nghìn tỷ đồng vào các đợt tăng vốn và mở rộng hàng loạt dự án thuộc hệ sinh thái FLC.

Ông Trịnh Văn Quyết đang nợ ai?

Công ty có số nợ phải trả hơn 24.000 tỉ đồng, trong đó gồm nợ vay và thuê tài chính ngắn hạn hơn 2.000 tỉ đồng và nợ vay; thuê tài chính dài hạn hơn 4.000 tỉ đồng cùng nhiều khoản phải trả khác.

Cụ thể, báo cáo của FLC cho thấy công ty này đang có nhiều khoản vay ngắn hạn, dài hạn. Đó là vay của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) hơn 1.840 tỉ đồng; vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam một số chi nhánh là 1.747 tỉ đồng; Ngân hàng NHTM Phương Đông gần 1.400 tỉ đồng; Ngân hàng TMCP Quốc Dân hơn 634 tỉ đồng; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam gần 170 tỉ đồng và tại các ngân hàng khác (không nêu rõ tên) hơn 273 tỉ đồng,…

Chủ nợ là các ngân hàng nổi tiếng
Chủ nợ là các ngân hàng nổi tiếng

Đồng thời, nợ thuê tài chính dài hạn hơn 4,6 tỉ đồng tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Song song đó, FLC còn lượng trái phiếu phát hành cho ngân hàng Phương Đông và ngân hàng Quốc Dân với trị giá hơn 868 tỉ đồng…

Với những khoản vay trên, trong năm vừa qua FLC đã chi trả tổng cộng gần 375 tỉ đồng lãi vay. Các hợp đồng vay của FLC đa số được đảm bảo bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất và tài sản hình thành từ vốn vay.

FLC sẽ ra sao sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt?

Tập đoàn FLC chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng
Tập đoàn FLC chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng

Hoạt động chung của FLC chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn khi ông Quyết bị bắt. Với các doanh nghiệp tư nhân như Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT luôn là linh hồn của công ty. Nên khi ông Quyết bị bắt, khó tránh khỏi mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị xáo trộn.

Nhưng sau 4 ngày bị bắt chiếc ghế nóng Chủ tịch HĐQT đã có người nắm giữ. Cụ thể sáng nay(31/03) ông Đặng Tất Thắng phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC đã chính thức đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT FLC và Bamboo Airways. Ông sẽ đảm nhận vai trò này cho đến khi có quyết định mới nhất của đại hội cổ đông và HĐQT công ty.

Dự kiến trong cuộc họp hội đồng cổ đông gần nhất; các cổ đông cùng Bamboo Airway sẽ xem xét bổ sung, kiện toàn cơ cấu thành viên HĐQT.

Xem thêm bài viết có liên quan: Điều gì sẽ xảy ra sau khi Chủ tịch Tập đoàn FLC bị bắt?