Waha xin tổng hợp tin tức Bất động sản ngày 19/05/2022 mới nhất!
1. SẮP ĐẦU TƯ 5.500 TỶ ĐỒNG XÂY 6,7 KM ĐƯỜNG KÉO DÀI ĐẠI LỘ THĂNG LONG
Bộ Giao thông vận tải chấp thuận đề xuất của UBND TP Hà Nội xây dựng đoạn đường dài 6,7km nối đại lộ Thăng Long với cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình với kinh phí 5.500 tỷ đồng, giúp thông suốt tuyến cao tốc từ đại lộ Thăng Long đi Hòa Bình theo quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc. Điểm đầu dự án tại nút giao cao tốc đại lộ Thăng Long với Quốc lộ 21, điểm cuối tại Km6+700 cao tốc Hà Nội – Hòa Bình.
2. CHUYỆN LẠ CÓ THẬT: MỘT MIẾNG ĐẤT, MÔI GIỚI ẴM PHÍ TỚI 8- 10 LẦN
Việc môi giới ẵm phí tới 8-10 lần không còn là chuyện hiếm gặp vì môi giới thường tận dụng các mối quan hệ với các Nhà đầu tư để vào mua, rồi lại tiếp tục ra hàng cho Nhà đầu tư đó. Cứ như thế, có mảnh đất nếu 5-6 lần ra hàng cũng ngần ấy lần môi giới được phí hoa hồng.
3. GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN SẼ CÒN TĂNG CAO
Khan hiếm nguồn cung trong khi nhu cầu về nhà ở của người dân vẫn rất lớn sẽ tiếp tục đẩy giá nhà lên cao so với mức thu nhập trung bình. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 800 sàn giao dịch đã hoạt động trở lại, tăng gấp đôi so với quý 4/2021.
4. BẤT ĐỘNG SẢN NHÀ Ở ĐỐI DIỆN NHIỀU THÁCH THỨC
Các chuyên gia kỳ vọng, giá nhà đất có thể sẽ hạ nhiệt trong các quý còn lại của năm 2022, bởi hoạt động bán hàng được đẩy mạnh. Tuy nhiên, ngành Bất động sản đang đối diện nhiều thách thức, bởi lãi suất tăng ảnh hưởng quyết định mua nhà; giá vật liệu tăng làm tăng giá nhà ở; việc thắt chặt các khoản vay ngân hàng vào Bất động sản và giám sát chặt chẽ hơn trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
5. THÂU TÓM DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC: ‘GIẾT CHẾT’ SẢN XUẤT, CHIẾM LẤY ĐẤT VÀNG
Một số Doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hóa đã chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh để khai thác lợi thế từ đất đai, dẫn đến hệ lụy “giết chết” hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi các doanh nghiệp xác định giá trị của doanh nghiệp chưa chính xác, thường thấp hơn giá trị thực tế và giá trị xác định lại sau kiểm toán. Từ đó, gây thất thoát, thậm chí nhiều vụ việc bị xử lý hình sự.
6. GIÁ ĐẤT CÔNG NGHIỆP LẬP ĐỈNH MỚI
Giá đất công nghiệp lập đỉnh do dòng vốn FDI mới đổ bộ khi Việt Nam tái mở cửa, cộng với nhu cầu mở rộng sản xuất của doanh nghiệp hiện hữu. Trong đó có, với 204 ha diện tích cho thuê và tỷ lệ lấp đầy đã đạt 90%, khu chế xuất Tân Thuận tại quận 7 đang dẫn đầu khu vực TP.HCM về giá thuê với mức trung bình đạt 270 USD/m2/kỳ hạn.
7. ĐẤT NỀN VÙNG VEN TẮT SÓNG
Động thái siết tín dụng vào Bất động sản, cùng với việc siết chặt quy hoạch, phân lô bán nền…khiến thanh khoản đất nền giảm rõ rệt trên diện rộng. Cơn sóng săn đất nền đang dần tắt nhiệt tại các thị trường vùng ven TP.HCM, nhu cầu mua giảm kéo theo đó là động thái thoát hàng của nhiều nhà đầu tư.
8. TRÌNH DỰ ÁN 3.240 TỶ GIẢI CỨU NÚT PHÁP VÂN – VÀNH ĐAI 3
Sở GTVT Hà Nội có Tờ trình lên UBND TP về việc đầu tư xây dựng đường nối cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ với Vành đai 3 để giảm thiểu ùn tắc cho nút giao giữa hai tuyến đường này. Điểm đầu của dự án kết nối từ đường gom cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, tại khu vực xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì; điểm cuối tại khu vực nút giao Vành đai 3 – Nguyễn Khoái.
9. NHÀ Ở XÃ HỘI CỦA VINGROUP GIÁ BAO NHIÊU VÀ KHI NÀO ĐƯỢC TRIỂN KHAI?
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của Công ty Cổ phần Vinhomes (thuộc Tập đoàn Vingroup), ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch HĐQT Vinhomes đã công bố kế hoạch xây dựng 500.000 căn nhà ở xã hội dưới 1 tỷ trong vòng 5 năm tới. Đây là thông tin rất vui cho thị trường Bất động sản trong bối cảnh thu nhập của người dân không theo kịp tốc độ tăng giá nhà đất như hiện nay.
10. KIỂM SOÁT CHẶT TÍN DỤNG VÀO BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU CƠ
Dư nợ tín dụng vào lĩnh vực Bất động sản vẫn tăng trưởng trong các năm qua, nhưng được cho là không quá “nóng”. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 31/3/2022, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh Bất động sản đạt 783.942 tỷ đồng, tăng khoảng 84.000 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2021 (tương ứng mức tăng 12%). Cần hiểu rõ dòng vốn đó vào phân khúc nào của thị trường. để kiểm soát dòng tiền vào Bất động sản kinh doanh, đầu cơ, hạn chế rủi ro nợ xấu.

11. NHẬN DIỆN NHỮNG ‘NÚT THẮT’ NHẰM ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ ĐẦU TƯ CÔNG
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 4 tháng đạt rất thấp (đạt 18,48% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Lý giải nguyên nhân của sự chậm trễ này, đại diện của các địa phương cho biết còn một số vướng mắc về thể chế, quy định của Pháp luật về đầu tư công và các quy định có liên quan. Do đó khối lượng phải thực hiện trong thời gian tới là rất lớn và các địa phương cần thành lập các tổ công tác để đôn đốc triển khai.
12. GIÁ KHÍ ĐỐT TĂNG CAO, NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO LÊN NGÔI
Một nghiên cứu mới được công bố cho thấy, giá nhiên liệu hóa thạch tăng cao là cơ hội để nhiều quốc gia chuyển đổi trực tiếp từ năng lượng than sang năng lượng tái tạo với chi phí rẻ hơn.
13. VÀNG MẤT ĐÀ TĂNG DO FED TUYÊN BỐ THẮT CHẶT TIỀN TỆ ĐẾN KHI LẠM PHÁT QUAY ĐẦU
Giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế sáng 18/5 quay đầu, giảm hơn 12 USD/ounce, xuống 1.815 USD/ounce so với hôm qua trước sức ép tăng thêm lãi suất của Fed để kiểm soát lạm phát tăng.
14. NGÂN HÀNG VẪN CHƯA DỄ BÁN TÀI SẢN ĐẢM BẢO ĐỂ THU HỒI NỢ?
Kinh tế dần hồi phục, nhiều ngân hàng ồ ạt rao bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, trong đó có nhiều tài sản có giá trị lên tới hàng trăm tỷ đồng. Đáng chú ý, có nhiều tài sản phát mại từ những năm trước. Cụ thể, nợ xấu bị che giấu bởi quy định giãn, hoãn nợ. Bắt đầu từ tháng 6, quy định này sẽ không còn nữa, số nợ xấu tăng nhiều hơn
15. ĐẦU TƯ TÀI SẢN CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG TĂNG 20%
Quý I, đầu tư Bất động sản trực tiếp vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương đạt 40,8 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, khu vực này vẫn ghi nhận đà tăng trưởng đầu tư tài sản bán lẻ, văn phòng, logistics và công nghiệp. Trong quý đầu năm, các nhà đầu tư hiện hữu vẫn duy trì kế hoạch đầu tư trực tiếp hơn 200 tỷ USD cho năm 2022.
16. VÌ SAO CHỨNG KHOÁN VIỆT GIẢM: GÓC NHÌN CỦA “CÁ MẬP” NGOẠI
Bất chấp nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ cùng nhiều thế mạnh cơ bản, chứng khoán vẫn giảm, theo chuyên gia VinaCapital thì do nhiều nguyên nhân. Tác nhân chính khiến VN-Index giảm điểm, theo ông Kokalari, là sự sụt giảm liên tục trên thị trường chứng khoán toàn cầu, bởi theo ông, bối cảnh chung nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phục hồi mạnh mẽ và lợi nhuận các doanh nghiệp vẫn tăng trưởng ấn tượng.
17. CỔ PHIẾU NKG (THÉP NAM KIM) “NẰM SÀN”, CHỦ TỊCH NHANH TAY BẮT ĐÁY
Ông Hồ Minh Quang, Chủ tịch HĐQT CTCP Thép Nam Kim (HOSE – Mã: NKG) đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu NKG nhằm tăng tỷ lệ sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 23/5 – 21/6/2022, nếu giao dịch thành công, ông Minh Quang sẽ nâng sở hữu tại NKG từ 28,16 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 12,83% lên 31,16 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 14,2%.
18. NATO XÁC NHẬN PHẦN LAN VÀ THỤY ĐIỂN ĐÃ NỘP ĐƠN XIN GIA NHẬP
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết, Phần Lan và Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập khối này vào sáng 18/5. Dự kiến, đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển sẽ cần được 30 quốc gia thành viên khối này chấp thuận và có thể quá trình phê chuẩn tư cách thành viên NATO sẽ cần từ 8-12 tháng
19. XUNG KHẮC LỢI ÍCH TRONG NỘI BỘ NATO: GỠ RỐI CHƯA XONG
Sau khi chiến sự bùng phát ở UKraine, EU và NATO nhiều lần quả quyết trong nội bộ đoàn kết thống nhất như chưa từng thấy và coi đấy là một trong những điều phản tác dụng đối với Nga.
20. CẬP NHẬT GIÁ BITCOIN VÀ TOP 10 MÃ TIỀN ẢO CHỐT PHIÊN 18.5
Vốn hóa thị trường tiền ảo đang đạt hơn 1.287,54 tỉ USD. Trong đó, giá trị Bitcoin chiếm 44,24%, Ethereum chiếm 19,12% thị phần. Đa số mã trong danh sách có vốn hóa cao nhất đều giảm.
Xem thêm:
Tổng hợp tin tức Bất động sản ngày 18/05/2022 mới nhất!
Pingback: Tin tức ngày 20/5/2022