Hỏi: Tôi có một miếng đất, ngày trước đã hứa cho con nhưng do nhà có công việc đột xuất cần bán đất để lo công việc. Vậy bây giờ tôi bán đất có cần chữ ký của con không?
Trả lời: Để người dân có thể xác định được miếng đất muốn bán có cần chữ ký của con cái hay không thì cần phải căn cứ vào việc quyền sở hữu của miếng đất đó thuộc sở hữu của vợ chồng hay sở hữu của hộ gia đình. Để hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật Waha mời bạn tìm hiểu thông tin qua bài viết sau nhé.
Mục Lục:
Quyền sở hữu theo quy định pháp luật.
Theo quy định của pháp luật quyền sở hữu bao gồm: Quyền chiếm hữu; quyền sử dụng; quyền định đoạt tài sản.
Bất động sản là đất đai sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; nếu là nhà ở thì được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Chủ sở hữu sẽ được nêu tên cụ thể trong các loại giấy tờ được cơ quan nhà nước cấp khi tiến hành đăng ký bất động sản.
Nguyên tắc xác lập quyền sở hữu, thực hiện quyền sở hữu.
Nguyên tắc xác lập theo quy định của bộ luật dân sự được xác lập tại điều 160, như sau:
- Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
- Quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
- Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia; dân tộc; lợi ích công cộng; quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.
Quyền chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở.
Theo quy định của pháp luật người có quyền sở hữu nhà ở sẽ có các quyền như: Quyền chiếm hữu; quyền sử dụng; quyền định đoạt. Trong đó quyền sở hữu nhà ở cho phép chủ sở hữu có quyền chuyển giao; từ bỏ; tiêu dùng hoặc hủy bỏ tài sản. Do đó người có quyền sở hữu nhà ở sẽ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở.
Trường hợp cha mẹ bán đất cần phải chữ ký của con
Trường hợp nhà thuộc sở hữu chung thì bạn cần xem xét những trường hợp cụ thể như sau:
- Trường hợp sở hữu chung nhưng là của vợ chồng thì khi bán đất không cần sự đồng ý của con cái.
- Trường hợp miếng đất là sở hữu chung của các thành viên trong gia đình thì khi thực hiện bán đất phải có sự đồng ý của các thành viên trong gia đình. Pháp luật dân sự quy định cụ thể như sau: Việc chiếm hữu; sử dụng; định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là Bất động sản; động sản có đăng ký; tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình. Vậy nên phải có sự thỏa thuận của các thành viên trong gia đình. Các thành viên trong gia đình phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Lưu ý: Nếu miếng đất thuộc sở hữu của hộ gia đình, nhưng con cái ở xa không về được thì việc ký xác nhận có thể chuyển thành văn bản chấp thuận. Văn bản chấp thuận thể hiện sự đồng ý của con cái đối với việc cha mẹ bán đất; văn bản chấp thuận phải được công chứng hoặc chứng thực tại ủy ban nhân dân cấp xã.
Trường hợp không cần chữ ký của con
Theo quy định của pháp luật đối với vấn đề sở hữu tài sản được chia thành ba loại: Sở hữu toàn dân; sở hữu riêng và sở hữu chung.
Khi đất thuộc diện sở hữu riêng cá nhân thì căn cứ vào quy định tại điều 206 Bộ luật dân sự. Luật này quy định rằng chủ sở hữu có quyền chiếm hữu; sử dụng; định đoạt. Do đó, khi thuộc trường hợp đất là sở hữu riêng của cha mẹ thì khi bán không cần sự đồng ý của con cái.

Trường hợp cha mẹ tự ý bán đất con cái có khởi kiện được không
Nếu miếng đất thuộc quyền sở hữu chung của hộ gia đình thì khi cha mẹ bán đất phải có sự đồng ý của con. Con cái có quyền gửi đơn kiện ra tòa án yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu. Tòa án sẽ xem xét Trường hợp nhà thuộc sở hữu chung của hộ gia đình thì khi cha mẹ bán nhà mà không có sự đồng ý của con cái, con cái có quyền gửi đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu và các bên trong hợp đồng tiến hành trả lại cho nhau những gì đã nhận.
Nếu miếng đất là tài sản riêng của vợ chồng thì việc xác lập giao dịch là quyền của cha mẹ. Việc thực hiện giao dịch không cần sự đồng ý của con và con cái không có quyền ngăn cản.
Xem thêm: Mẫu Giấy ủy quyền là gì? Những loại Giấy ủy quyền phổ biến hiện nay