Khi chồng tặng đất cho vợ, thủ tục sang tên Sổ đỏ khá dễ dàng. Các giấy tờ cần cung cấp cũng không quá phức tạp. Tuy nhiên, nếu làm thủ tục sang tên Sổ đỏ khi chồng mất sẽ tương đối khó khăn vì còn liên quan tới thủ tục thừa kế. Vậy thủ tục sang tên Sổ đỏ từ chồng sang vợ khi người chồng đã chết giải quyết thế nào? Cùng Waha giải quyết vấn đề này thông qua nội dung bên dưới.
Thủ tục sang tên Sổ đỏ khi chồng mất giải quyết thế nào?
Mục Lục:
Chồng tặng đất cho vợ, thủ tục sang tên Sổ đỏ thế nào?
Trước hết, nếu người chồng còn sống và muốn tặng đất hoặc muốn phân chia tài sản cho vợ, cần làm thủ tục sang tên Sổ đỏ. Quy trình này không quá phức tạp và có thể giải quyết nhanh chóng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mảnh đất đó là tài sản trước khi kết hôn hay là sau khi kết hôn. Vì hai trường hợp này có tính chất hoàn toàn khác nhau.
Nếu tài sản là di sản sau hôn nhân, nó được quy định là tài sản chung. Khi người chồng muốn tặng cho Quyền sở hữu nhà ở cho vợ thì sau khi hoàn tất hồ sơ người vợ muốn sang tên, chuyển nhượng, mua bán cho người khác sẽ hoàn toàn không còn phụ thuộc người chồng nữa.
Thủ tục sang tên Sổ đỏ khi chồng mất
Ngược lại, tính chất phức tạp sẽ được đẩy lên nhiều lần nếu trường hợp làm thủ tục sang tên Sổ đỏ khi chồng mất. Lúc này, di sản sẽ có liên quan đến vấn đề thừa kế. Cụ thể:
Thủ tục sang tên Sổ đỏ khi chồng mất số một: Vợ còn sống, là người duy nhất hưởng di sản thừa kế sang tên Sổ đỏ.
Nếu người chồng đứng tên Sổ đỏ mà nay đã chết, người vợ còn sống và là người duy nhất hưởng di sản thừa kế thì cần làm thủ tục sang tên Sổ đỏ để được quyền Sở hữu mảnh đất đó.
Quy trình, thủ tục sang tên Sổ đỏ khi chồng mất như sau:
– Thứ nhất, cần đến Tư pháp tại xã/phường/thị trấn địa phương và làm đơn khai tử của chồng.
– Tiếp theo, lên Văn phòng công chứng, nêu rõ tình trạng và tiến hành làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
– Xin đơn có mẫu sẵn về việc đề nghị đăng ký thừa kế Quyền sử dụng đất.
– Di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế.
– Xin bản án, quyết định giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân có hiệu lực Pháp luật.
– Tải đơn theo mẫu và nộp đơn đề nghị của người nhận thừa kế.
– Các loại giấy tờ quy định của Luật Đất đai tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 5 Điều 50 về giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất hoặc các loại giấy tờ có liên quan (nếu có).
– Bản sao Chứng minh nhân dân (Căn cước công dân) và Sổ hộ khẩu. (Có chứng thực).
Xem thêm: Thủ tục thừa kế nhà đất có Di chúc và có Sổ đỏ người dân cần biết!
Thủ tục sang tên Sổ đỏ khi chồng mất số hai: Vợ còn sống, không phải là người duy nhất hưởng di sản thừa kế Sổ đỏ.
Đối với trường hợp chồng mất nhưng vợ không phải là người thừa kế duy nhất, sẽ được phân ra làm hai trường hợp cụ thể như sau:
Thứ nhất: Được người đồng thừa kế tặng, cho di sản thừa kế.
Thủ tục sang tên Sổ đỏ khi chồng mất như sau:
Thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng chết sẽ như sau:
– Thứ nhất, cần đến Tư pháp tại xã/phường/thị trấn địa phương và làm đơn khai tử của chồng.
– Chuẩn bị 2 văn bản phân chia di sản thừa kế và tặng cho. Hoặc có thể đến Văn phòng công chứng làm văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế kèm tặng cho.
– Đến Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn, nộp đầy đủ giấy tờ bao gồm Sổ đỏ, Giấy Chứng tử (bản sao), văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, Sổ hộ khẩu (bản phô tô), Chứng minh nhân dân (Căn cước công dân bản sao) để tiến hành thủ tục sang tên Sổ đỏ khi chồng mất.
Thứ hai: Tùy thuộc vào người đồng thừa kế.
Nếu người chồng đã chết nhưng chưa kịp làm di chúc. Trong khi đó, theo đúng quy định thì người vợ mặc dù còn sống nhưng không phải là người thừa kế duy nhất. Lúc này, việc phân định di sản còn phụ thuộc vào người đồng thừa kế. Người đồng thừa kế sẽ được hưởng 50% tài sản, người vợ hưởng 50% còn lại.
Thủ tục như sau:
– Sổ hộ khẩu.
– Chứng minh nhân dân (Căn cước công dân).
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
– Sổ đỏ/Sổ hồng. (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất).
Người vợ có thể làm thủ tục sang tên Sổ đỏ khi chồng mất và nộp tại Văn phòng đăng ký nhà đất, nơi có tài sản để tiến hành giải quyết thủ tục theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành.