Trên thực tế nhiều trường hợp mua bán nhà đất khi thực hiện kê khai giá chuyển nhượng Bất động sản luôn thấp hơn với giá trị thực để trốn thuế. Đây là một câu chuyện diễn ra nhiều năm; khiến ngân sách nhà nước thất thu, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt Pháp lý.
Trước những chiêu trò lách thuế ngày càng tinh vi của không ít cá nhân. Cơ quan thuế đã có những biện pháp nhằm ngăn chặn những hành vi này. Cùng Waha xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Mục Lục:
Thu thuế chuyển nhượng Bất động sản: Lắm chiêu nhiều trò lách thuế

Công chứng và kê khai thuế bằng một hợp đồng khác với giá chuyển nhượng thấp hơn thực tế.
Đây là một hình thức khá phổ biến. Vì hình thức này, người dân chỉ cần hạ giá chuyển nhượng bằng với khung giá đất ban hành và đóng thuế trên khung giá này. Ví dụ anh N.Q.Đ bán 1 căn hộ chuyển nhượng với giá 4 tỷ đồng; với mức giá này thì anh phải đóng cho Nhà nước là: (4 tỷ đồng x 2,5%) = 100 triệu đồng. Tuy nhiên nếu khai theo khung giá đất mà Nhà nước ban hành thì cao nhất anh N.Q.Đ chỉ là (1400 triệu x 2.5%) = 35 triệu. Con số thuế mà cá nhân chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng đều thấp đi, chỉ khoảng 30%.
Núp bóng chuyển nhượng cho người thân trong gia đình, sau đó mới chuyển nhượng cho cá nhân nhận chuyển nhượng.
Một hình thức khác cũng khá phổ biến. Đó là hình thức núp bóng cho người có quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng trước khi chuyển cho cá nhân nhận chuyển nhượng. Vì theo quy định của Pháp luật. Việc chuyển nhượng giữa những người trong một gia đình có cùng huyết thống thì sẽ không phải nộp thuế.
Hình thức chuyển nhượng 3 bên không thông qua công chứng
Đây là hình thức cá nhân A chuyển nhượng cho cá nhân B thông qua hợp đồng đặt cọc, sau đó cá nhân B chuyển nhượng tiếp cho cá nhân C với mức giá cao hơn. Tuy nhiên khi ra công chứng thì cá nhân A và cá nhân C sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng. Trong trường hợp này, thay vì cá nhân A,B cùng phải đóng thuế thu nhập cá nhân thì chỉ duy nhất cá nhân A đóng thuế dựa theo hợp đồng công chứng. Đây là hình thức thường thấy nhất trong các đợt sốt đất thông qua mua bán giấy tay.
Trên thực tế, để giảm tiền thuế phải nộp có rất nhiều trường hợp đã lách luật. Trường hợp trước mách bảo trường hợp sau; để rồi việc trốn thuế vốn dĩ là việc làm phạm pháp bây giờ lại trở thành việc thường ngày trong các giao dịch Bất động sản. Cơ quan thuế cũng đã biết điều này. Tuy nhiên trên thực tế khó có thể ngăn chặn được tình trạng này do nhiều lý do, cả khách quan và chủ quan.
Phải có hành động quyết liệt chống thất thu thuế
Bộ trưởng bộ tài chính mới đây đã có công văn gửi các Bộ công an; Bộ tư pháp; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc chống thất thu thuế; trong các hoạt động kinh doanh và chuyển nhượng Bất động sản. Qua đó bộ tài chính yêu cầu Ngành công an kết hợp với các cục thuế để điều tra, xử lý việc trốn thuế trong kinh doanh và chuyển nhượng Bất động sản.
Tháng 7/2021 tổng cục thuế đã có công văn. Trong công văn nêu rõ những yêu cầu đến cục thuế của các tỉnh, thành phố trên cả nước đặc biệt tăng cường công tác quản lý thuế. Tập trung thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp, cá nhân trong hoạt động kinh doanh Bất động sản.
Nhiều địa phương trước đó đã nhận biết được những chiêu trò lợi dụng “kẽ hở” của Pháp luật. Kê khai thuế trong hợp đồng mua bán Bất động sản thấp hơn nhiều so với giá giao dịch thật nhằm “né” thuế. Những chiêu trò lách thuế này ít nhiều cũng đã có địa phương kịp thời ngăn chặn.

Xem thêm: Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở
Nhiều cá nhân; hộ gia đình khi thực hiện kê khai đã không trung thực nhằm trục lợi. Những trường hợp này đã bị Cục thuế Hà Nội gửi văn bản cảnh báo vào tháng 7/2021.
Cục thuế Hà Nội có nêu rõ ở trong văn bản trên; khẳng định lại việc kê khai giá chuyển nhượng Bất động sản không phù hợp trên hợp đồng mua bán, chuyển nhượng hay các tờ khai xác định nghĩa vụ thuế nhằm mục tiêu giảm số thuế phải nộp, đó là hành vi vi phạm Pháp luật.
Những động thái siết thu thuế chuyển nhượng Bất động sản. Cho thấy tinh thần quyết tâm của cơ quan quản lý thuế. Tiến tới giảm thiểu việc mua bán hai giá để tránh thuế, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia. Việc siết thu thuế chuyển nhượng Bất động sản là công việc rất cần thiết. Nhưng để thực hiện hóa được các mục tiêu đặt ra không chỉ có quyết tâm của cơ quan thuế. Đó còn phụ thuộc vào ý thức của người dân và những điểm nghẽn cố hữu.
Bài viết có liên quan: Chủ đầu tư BĐS cần nắm được quy định mới nếu không muốn bị phạt tiền