Vingroup là một tập đoàn uy tín hàng đầu Việt Nam bởi những thành công mà họ mang lại. Người lãnh đạo của tập đoàn này không ai khác chính là ông Phạm Nhật Vượng – Tỷ phú giàu nhất Việt Nam. Không chỉ được biết đến với khối tài sản kếch xù, ông còn được công chúng ngưỡng mộ khi là một người có phong cách lãnh đạo tài ba. Cùng Waha chúng tôi tìm hiểu phong cách lãnh đạo của ông có gì đặc biệt qua bài viết sau nhé.
Mục Lục:
Phong cách lãnh đạo là gì?
Phong cách lãnh đạo là cách mà người đứng đầu của một công ty, tập đoàn nào đó đưa ra những phương thức, kế hoạch để phát triển doanh nghiệp của họ, đồng thời là người truyền cảm hứng cho nhân viên gắn bó lâu dài với công ty. Dưới góc nhìn của nhân viên thì phong cách lãnh đạo được thể hiện qua những mong muốn và hành động rõ ràng từ người đứng đầu công ty đó.
Tùy từng người lãnh đạo sẽ có phong cách lãnh đạo riêng, phù hợp với từng môi trường làm việc. Nhưng suy cho cùng đi nữa; dù có là phong cách nào thì mục đích cuối cùng của các ông lớn đều mong muốn đưa doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển hơn. Nghệ thuật lãnh đạo của ông Phạm Nhật Vượng cũng là một chủ đề mà nhiều người quan tâm.
Tư duy lãnh đạo đáng ngưỡng mộ
Mỗi người lãnh đạo đều sẽ có những tư duy, phong cách lãnh đạo để dẫn dắt đội nhóm của mình. Trong một buổi nói chuyện, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng đưa ra những tư duy đắt giá về phong cách lãnh đạo mà ông rút ra được sau bao năm lãnh đạo nhân viên.

Xem thêm: Trần Hùng Huy – Chủ tịch ngân hàng “soái ca” trẻ nhất Việt Nam
Phong cách lãnh đạo lắng nghe khách hàng
Đây là một trong những điều mà nhiều doanh nghiệp bỏ qua; bảo thủ luôn cho rằng sản phẩm của mình là tốt, là chất lượng. Tuy nhiên, dù có thế nào đi chăng nữa thì khách hàng vẫn là người trực tiếp tạo ra lợi nhuận; và nuôi sống doanh nghiệp. Vậy đứng trên cương vị của một doanh nghiệp cũng là người bán hàng; bạn nên chú ý đến phản hồi của khách hàng; để xem sản phẩm của mình có được ưa chuộng hay không? Có những ưu điểm và nhược điểm gì? Nguyên nhân nhược điểm xuất phát từ đâu,… Khi trả lời được hết tất cả các câu hỏi đó thì cũng là lúc bạn đưa ra được những công việc mà bạn cần làm tiếp theo.
Đam mê với công việc và học tập đối thủ
Trong buổi nói chuyện với CEO Viettel ông Vượng được hỏi: “Vingroup đã làm như thế nào để có thể kinh doanh đa lĩnh vực thành công đến vậy? Trong khi những lĩnh vực này hoàn toàn không phải sở trường của ông; mà nó cũng không liên quan đến nhau?”.
Trả lời cho câu hỏi trên ông Vượng nói: Khi bước sang lĩnh vực khác không thể chắc chắn 100% sẽ thành công; nhưng khi đã quyết định làm thì cần phải có sự đam mê, nỗ lực không ngừng với công việc. Bởi khi thực sự nghiêm túc với đam mê thì con người sẽ tự giác tìm tòi, học hỏi và quan sát; mà không cần ai hối thúc mình cả. Học hỏi liên tục học hỏi cả chính đối thủ của mình.
Xem thêm: Câu chuyện nhà đầu tư số 3
Làm việc cần phải có lộ trình rõ ràng
Để hoàn thành tốt bất kỳ công việc nào cũng cần phải có lộ trình rõ ràng. Tuy nhiên để triển khai tốt bộ máy vận hành theo quy trình thì cần phải có nguồn lực và nhân lực, vật lực, tài lực; để phân chia từng nhiệm vụ cụ thể cho mỗi bộ phận.
Và người lãnh đạo có trách nhiệm rà soát và kiểm soát quá trình thực hiện xem công việc có diễn ra đúng kế hoạch hay không. Nếu chưa hoàn thành thì cần đánh giá xem khâu nào đang vận hành không hợp lý. Để có phương án giải quyết chính xác nhất.

Làm nhanh không có nghĩa là làm không chất lượng
Có nhiều người thường nghĩ rằng “nhanh thường đi đôi với ẩu đoảng”. Tuy nhiên đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm; bởi khi có kỹ năng và chuyên môn vững vàng. Thì họ có thể hoàn thành công việc một cách nhanh chóng mà vẫn đạt kết quả như ý muốn.
Làm việc ra làm việc nghỉ ngơi ra nghỉ ngơi không xen lẫn vào nhau
Khi làm việc phải có đam mê và nghiêm túc với nó. Tự học, tự tìm tòi, tự hoàn thiện chính bản thân mình không cần ai nhắc nhở hay thưởng phạt. Từ đó những sản phẩm họ làm ra sẽ chất lượng hơn, tự nhiên hơn, không bị gò bó bởi sự ép buộc.

Luôn dành thời gian để học hỏi, nâng cấp bản thân
Không chỉ nhân viên cần phải học hỏi và ngay cả những người lãnh đạo đang đứng ở đỉnh cao của sự nghiệp thì cũng vẫn cần học hỏi không ngừng, trau dồi kiến thức chuyên môn lãnh đạo đội nhóm, phong cách lãnh đạo nhân viên “học, học nữa học mãi” công cuộc học hành của mỗi người cần phải trau dồi từ nhỏ đến lớn. Ngay cả khi đã già vẫn cần học. Đặc biệt là người lãnh đạo có càng nhiều kiến thức thì sẽ càng thêm vững vàng; khi đứng trước mọi tình huống của công ty đưa công ty phát triển hơn nữa; và có thể truyền đạt lại cho nhân viên của mình.
Trên đây là tất cả những chia sẻ của chúng tôi về phong cách lãnh đạo của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Bạn có thấy ngưỡng mộ người đàn ông này vì phong cách lãnh đạo của ông không?.
Chủ đề: Giải mã tất tần tật về tỷ phú Phạm Nhật Vượng