Hiện nay nhu cầu xin cấp Sổ đỏ diễn ra hàng ngày. Tuy nhiên, thủ tục làm Sổ đỏ đang gây khó khăn cho nhiều người. Thực tế thì những quy trình, giấy tờ cần chuẩn bị khi xin cấp Sổ đỏ khá đơn giản. Tham khảo ngay 8+ nguyên tắc cấp Sổ đỏ dưới đây nếu không muốn bị mất tiền bạc, công sức và thời gian nhé!
Mục Lục:
Nguyên tắc cấp Sổ đỏ số một: Chỉ có thủ tục cấp Sổ đỏ một lần duy nhất!
Thủ tục cấp Sổ đỏ hay còn gọi là “Đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu”. Về nguyên tắc, thủ tục này chỉ được thực hiện duy nhất một lần đầu tiên và sẽ không có lần sau.
Tức là Sổ đỏ khi đã được cấp, nó đã được mặc định là thửa đất có người sở hữu. Nếu người chủ sở hữu muốn chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, thừa kế, … chính thửa đất đó thì phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động (thủ tục sang tên Sổ đỏ) chứ không phải thực hiện lại thủ tục cấp Sổ đỏ.
Đây là thủ tục rất dễ gây nhầm lẫn cho người dân, vì vậy cần phải nắm rõ để không bị mất tiền, mất thời gian và công sức nhé!

Nguyên tắc cấp Sổ đỏ số hai: Chỉ cấp duy nhất một loại Sổ!
Khi đề nghị cấp Sổ đỏ, Nhà nước sẽ cấp chung một loại sổ duy nhất có tên là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Khi chủ sở hữu muốn chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với tài sản gắn liền với đất thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ cấp duy nhất một quyển Sổ đỏ. Nội dung về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được ghi rõ tại trang 2 của Sổ đỏ.
Còn nếu trong trường hợp người đề nghị xin cấp Sổ đỏ chỉ có quyền sử dụng đất thì trên Sổ đỏ chỉ có thông tin về thửa đất. Khi đó ở trang 2 sẽ không ghi thêm các thông tin về tài sản gắn liền với đất hay các thông tin chứng nhận khác.
Những tài sản được cấp Sổ đỏ bao gồm: Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm.
Xem thêm: Đất thuê có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Nguyên tắc cấp Sổ đỏ số ba: Phải đủ điều kiện cấp Sổ đỏ!
Tất nhiên khi người đề nghị cấp Sổ đỏ làm đơn xin cấp Sổ đỏ, họ phải đáp ứng được đủ điều kiện theo Luật Đất đai năm 2013, Nghị định 01/2017/NĐ-CP và Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Trong đó nêu rõ có ba nhóm được cấp Sổ đỏ như sau:
– Nhóm một: Đây là nhóm đối tượng rất dễ dàng trong việc xin cấp Sổ đỏ. Nhóm này là những người có giấy tờ về quyền sử dụng đất.
– Nhóm hai: Đối với cá nhân, hộ gia đình không có giấy tờ về quyền sử dụng đất vẫn được xem xét để cấp Sổ đỏ.
– Nhóm ba: Đây là trường hợp khó được cấp Sổ đỏ nhất nhưng vẫn nằm trong diện xem xét. Đất thuộc loại đất lấn, chiếm; đất được giao không đúng thẩm quyền.
Lưu ý: Chỉ được cấp Sổ đỏ đối với những hành vi lấn, chiếm, giao đất không đúng thẩm quyền trước ngày 01/7/2014. Sau ngày này thì sẽ bị xử lý, đất lấn, chiếm hoặc được giao không đúng thẩm quyền sẽ bị thu hồi.

Nguyên tắc cấp Sổ đỏ số bốn: Cần chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ xin cấp Sổ đỏ!
Căn cứ theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được quy định tại khoản 1 Điều 8 có nêu rõ về giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị khi xin cấp Sổ đỏ bao gồm:
– Đơn đăng ký, cấp Sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK.
– Chuẩn bị một số giấy tờ đã được nêu rõ theo Luật Đất đai quy định tại Điều 100 kèm Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định tại Điều 18.
– Một số giấy tờ được quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP theo Điều 31, 32, 33, 34 về điều kiện chứng nhận Quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
– Giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có); chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Nguyên tắc cấp Sổ đỏ số năm: Nộp hồ sơ đúng nơi, đúng chỗ!
Theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định rõ tại Điều 60 về thủ tục và nơi nộp hồ sơ như sau:
Thủ tục | Nơi nộp hồ sơ |
– Đăng ký, cấp Sổ đỏ lần đầu. | – Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở quận/huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. |
– Đối với địa phương chưa có Văn phòng đăng ký đất đai, người dân nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất cấp huyện. | |
– Nộp hồ sơ sợ tại bộ phận một cửa nếu địa phương đã có tổ chức bộ phận một cửa. | |
– Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND cấp xã. | |
Nơi nộp hồ sơ trên là nơi có đất |
Nguyên tắc cấp Sổ đỏ số sáu: Lưu ý thời hạn thực hiện thủ tục cấp Sổ đỏ.
Nguyên tắc cấp Sổ đỏ về thời hạn giải quyết được quy định tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP khoản 40 Điều 2:
– Dưới 30 ngày làm việc ; dưới 40 ngày đối với các khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, …
Lưu ý: Thời hạn trên là tính theo ngày làm việc. Không tính thời gian nghỉ, nghỉ lễ theo quy định của Pháp luật; không tính thời gian bổ sung hồ sơ, giấy tờ; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã; không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Xem thêm: 2+ Dấu hiệu nhận biết đất được bồi thường khi bị thu hồi!

Nguyên tắc cấp Sổ đỏ số bảy: Biết rõ làm Sổ đỏ bao nhiêu tiền!
Khi làm thủ tục xin cấp Sổ đỏ, người dân cần nộp chi phí theo quy định của Nhà nước.
Thời điểm nộp chi phí xin cấp Sổ đỏ
Khi nộp hồ sơ, khi nhận được thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính (giữ biên lai để xuất trình trước khi nhận Sổ đỏ).
Các khoản phải nộp khi xin cấp Sổ đỏ
Có ba khoản chi phí phải nộp khi xin cấp Sổ đỏ bao gồm: Lệ phí cấp sổ, lệ phí trước bạ và tiền sử dụng đất (nếu có).
– Lệ phí cấp sổ và lệ phí trước bạ (được ấn định trước hoặc có cách tính thống nhất với tất cả các thửa đất).
Lệ phí cấp Sổ đỏ được tính theo từng địa phương cụ thể (Thông tư 250/2016/TT-BTC).
Lệ phí trước bạ = 0,.5% x (Giá đất tại Bảng giá đất x Diện tích).
+ Tiền sử dụng đất (nếu có). Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để tính ra số tiền phải nộp khi làm Sổ đỏ. Thông thường thì đây là chi phí lớn nhất trong quy trình làm Sổ đỏ. Một số trường hợp sẽ không phải nộp lệ phí này. Khi đó, chi phí khi làm Sổ đỏ sẽ rất thấp.

Nguyên tắc cấp Sổ đỏ số tám: Biết cách xử lý khi bị “làm khó” hoặc bị chậm cấp Sổ đỏ!
Nếu trường hợp người dân bị chậm cấp Sổ đỏ, từ chối tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ dù có đủ điều kiện, … người dân có thể thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện. Đây là một nguyên tắc cấp Sổ đỏ mà rất nhiều người dân không biết.
– Hình thức khiếu nại: Khiếu nại trực tiếp hoặc khiếu nại bằng cách nộp đơn khiếu nại.
– Hình thức khởi kiện: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền. (Tòa án nơi có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai mà người sử dụng đất nộp hồ sơ cấp Sổ đỏ).
Pingback: Nghị quyết mới bỏ khung giá đất, đánh thuế cao người có nhiều đất?
Pingback: Đất 2L là gì? Giải mã tất tần tật về đất 2L năm 2022! Waha!
Pingback: Những rủi ro khi mua đất bằng Hợp đồng ủy quyền năm 2022!
Pingback: LUK là đất gì? Quy trình 5 bước chuyển đổi đất LUK cần biết 2022!