Nỗi khổ của người giàu – Góc khuất của những nhà tài phiệt!

Trên thế giới có rất nhiều doanh nhân thành đạt như: Bill Gates, Elon Musk, Jeff Bezos, Mark Zuckerberg, … Ngay tại Việt Nam ta có tỷ phú Phạm Nhật Vượng, CEO Trần Đình Long, … Sau những thành công đó, họ đều có những góc khuất không phải ai cũng biết. Cùng Waha vén màn những nỗi khổ của người giàu qua bài viết này nhé!

Chuyên gia tâm lý người Mỹ và những nỗi khổ của người giàu

James Bryan là một nhà chuyên gia tâm lý sống tại Mỹ. Với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc của mình, ông đã điều trị cho rất nhiều bệnh nhân tâm lý. Tuy nhiên, khi đối mặt với những bệnh nhân là các nhà tài phiệt; James Bryan đã vô cùng bất ngờ với những nỗi khổ mà họ phải trải qua.

nỗi khổ của những người giàu như Bill Gates, Phạm Nhật Vượng là gì

 

“Tôi từng điều trị tâm lý cho một vài người giàu có. Có người là chính trị gia; có người là doanh nhân thành đạt; cũng có một vài người là minh tinh màn bạc. Thế nhưng tâm lý của họ luôn mềm yếu. Phía sau sự thành công đó, họ là những con người nhạy cảm luôn cố gắng kiềm chế cảm xúc thật của mình …”, ông Bryan chia sẻ.

nỗi khổ của người giàu không phải ai cũng biết

Nỗi khổ của người giàu: Luôn nghi ngờ sự chân thành

Khi nói về nỗi khổ của người giàu, ông Bryan tiếp lời:

Rất nhiều người giàu cảm thấy bị stress nặng nề vì họ không thể hoàn toàn tin tưởng vào bất cứ ai; cho dù đó là người thân hay bạn bè thân thiết. Bất cứ một người lạ mặt nào bước vào cuộc sống của họ cũng dấy lên sự hoài nghi và tính dò xét.

Khi điều trị tâm lý cho người giàu, họ thường hỏi những câu hỏi khá “ngớ ngẩn”. Kiểu như: “Anh ta/ cô ta muốn gì ở tôi?”; “Họ có thật sự muốn làm bạn với tôi hay chỉ vì muốn nhòm ngó khối tài sản của tôi?”; “Liệu họ có lợi dụng và thao túng tôi không?”; …

nỗi khổ của người giàu trong cách giáo dục con cái

Đối với người nghèo thì họ có mục đích sống, họ cần được thỏa mãn nhu cầu nào đó. Nhưng đối với người giàu thì khác. Họ rơi vào trầm cảm khi không tìm thấy động lực hay mục đích sống nào cả.

Người giàu có thói quen tưởng tượng rất kì quái. Họ luôn lo sợ rằng rồi sẽ phải làm gì đây khi doanh nghiệp họ tự gây dựng đã vững chãi, nó có thể vận hành tốt mà không còn cần đến họ nữa. Mọi nhu cầu cho quãng đời còn lại đều đã được thỏa mãn, họ sẽ mất dần ý nghĩa và mục đích sống.

Nỗi khổ của người giàu: Quá nuông chiều con cái

Nỗi khổ của người giàu chính là việc họ phải giáo dục con cái như thế nào để chúng không đi vào “vết xe đổ” của mình. Vâng những thứ họ cho là “vết xe đổ” đó chính là thành công mà biết bao người ao ước. Thế nhưng đó chính xác là “nỗi khổ” mà người giàu đang phải chịu đựng từng ngày.

“Tôi đã từng điều trị cho một diễn viên. Anh ta có khởi đầu khá gian nan nhưng đã thành công nhờ một vài vai diễn xuất sắc. Toàn bộ cuộc đời anh dồn toàn lực cho công việc. Tuy nhiên, anh ta lại thất bại trong việc nuôi dạy những đứa con của mình” – Ông Bryan nói tiếp.

nỗi khổ của người giàu là nỗi cô đơn, không hạnh phúc

Rất nhiều người giàu áp dụng cách giáo dục khác biệt. Họ nuông chiều những đứa trẻ theo cái cách mà họ cho là đúng đắn và hiệu quả. Họ ngăn cấm chúng trải nhiệm những điều đã làm nên thành công của chính mình. Đó là sự nghiêm túc và chăm chỉ khi làm việc; đó là ý chí, sự hy sinh để vượt qua thất bại; đó là lòng vị tha, sự biết ơn trong cuộc sống; … Chính điều đó đã khiến những đứa trẻ của họ cảm thấy bị cô lập và chán nản. Chúng đang dần chết mòn trong chiếc bóng an toàn mà bố mẹ chúng đã giăng sẵn.

Phần lớn những đứa trẻ sinh ra trong ngôi nhà khá giả thường ít tiếp xúc với xã hội bên ngoài. Chúng chỉ giao lưu với những đứa trẻ cùng tầng lớp, cùng là con nhà tài phiệt. Bởi vậy rất dễ khiến chúng bị ảnh hưởng tâm lý và thiếu đi sự đồng cảm.

Nỗi khổ của người giàu: Không hạnh phúc, ham mê kích thích

Không nhiều người nghĩ rằng có đến hơn 70% người giàu cảm thấy không hạnh phúc. Họ thường phải vật lộn và nỗ lực từng bước để lấp đầy mọi khoảng trống.

Hầu hết người giàu đều thích nói về đời sống tình dục. Hoặc họ thích lạm dụng chất kích thích thay vì phô trương khối tài sản khổng lồ của mình. Với họ thì đồng tiền được ví như một cái gì đó “không sạch sẽ” và chúng chẳng đáng nhắc đến.

Cũng nhiều người cho rằng tiêu tiền chính là cách giải quyết các vấn đề tâm lý. Tuy nhiên đó chỉ là suy nghĩ tạm thời. Sâu thẳm bên trong mỗi con người thường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tiền bạc. Nói về tiền bạc, người nghèo thường nhắc đến những nỗi lo; còn người giàu thì chỉ toàn cảm giác tội lỗi, xấu hổ và sợ hãi. Đây đều là những xu hướng tâm lý bình thường. Cái cách họ hành động nhằm phản hồi tâm lý đó mới là điều quan trọng nguy hại trực tiếp đến đời sống của chính họ sau này.

Cách điều trị và làm giảm nỗi khổ của người giàu

Chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc

Việc ngủ đủ giấc và có chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp tâm trí và cơ thể của bạn được thư giãn. Khi đó tâm lý của bạn được ổn định và ít bị các tiêu cực xấu xâm hại.

Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên vận động, tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Đồng thời tránh được nhiều bệnh tật và có tâm lý vững vàng.

nỗi khổ của người giàu là dễ mắc trầm cảm

Thường xuyên có kế hoạch giao lưu với bạn bè

Các cuộc khảo sát tâm lý học chỉ ra rằng lười giao lưu cũng là một yếu tố gây ra tình trạng trầm cảm. Thay vì ngồi gặm nhấm nỗi khổ của người giàu, hãy thử giảm bớt khối lượng công việc kinh doanh. Thay vào đó là giao lưu với bạn bè và làm quen nhiều mối quan hệ mới. Đừng nghi ngờ về những “người lạ mặt”. Đôi khi người mới sẽ dễ chia sẻ nhiều điều hơn là người thân đấy!

Luôn tử tế với bản thân và gặp chuyên gia khi cần thiết

Hãy nhớ rằng mọi khó khăn đều có cách giải quyết. Chỉ cần bạn luôn tử tế và chăm sóc tốt cho bản thân, bạn sẽ nhận lại được kết quả xứng đáng. Trầm cảm là một căn bệnh bạn có thể tự điều trị và tự khỏi.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không ổn và không thể một mình vượt qua; hãy nghĩ đến các chuyên gia. Họ là những người có kinh nghiệm và có tấm lòng bao la. Họ sẽ biết cách để giúp bạn vượt qua nỗi khổ của người giàu, người nghèo. Hoặc chí ít họ có thể lắng nghe những tâm sự của bạn một cách chân thành.