Tình trạng người dân đổ dồn về các khu chung cư thành phố để sinh sống và làm ăn đã diễn ra trong suốt nhiều thập kỷ qua. Mặc dù nhiều người có thu nhập thấp nhưng họ vẫn có thể ở chung cư ngay tại thành phố lớn nhờ chính sách nhà ở xã hội. Để hiểu hơn về những quy định và điều kiện của loại hình chung cư này; hãy tham khảo nội dung bên dưới!
Mục Lục:
Tìm hiểu về nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội là gì?
Nhà ở xã hội là nhà ở dành cho những đối tượng ưu tiên, người có thu nhập thấp hoặc các công chức nhà nước. Loại nhà này thuộc diện nhà chung cư và do cơ quan nhà nước (trung ương hoặc địa phương) bỏ vốn xây dựng và quản lý.
Với chính sách này; nhà nước muốn hỗ trợ nhà ở với mức giá thấp hơn nhiều so với các ngôi nhà thương mại trên thị trường; đồng thời tạo môi trường sống thoải mái cho các đối tượng ưu tiên như đã nêu ở trên.

Phân loại nhà ở xã hội
Theo luật phân chia đất đai tại Việt Nam, chung cư xã hội được chia thành 2 loại cơ bản. Một là nhà ở do nhà nước đầu tư vốn và xây dựng; Hai là nhà ở do các doanh nghiệp tư nhân bỏ vốn và xây dựng.
Đối với nhà do nhà nước quản lý thì sẽ là dạng nhà ở thuộc diện xã hội thông thường. Còn nhà do doanh nghiệp tư nhân xây dựng sẽ được bán lại cho quỹ nhà ở thuộc diện đặc thù: Giảm thuế VAT, giảm thuế đất, … Tức là loại nhà này được đưa vào hoạt động thương mại; nhưng phải đóng 5% giá trị cho vào quỹ nhà ở địa phương theo luật pháp hiện hành.
Đặc điểm của nhà ở xã hội là gì?
Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản của loại nhà này:
– Nhà ở phải được trú trọng vào đầu tư xây dựng an toàn và hiệu quả. Ở thủ đô thì phải là nhà chung hoặc nhà ở 5-6 tầng (Loại đặc biệt). Diện tích mỗi căn thấp hơn hoặc bằng 70m2, tối thiểu là 30m2. Ngoài ra, mỗi căn nhà được hoàn thiện dựa vào cấp nhà, hạng nhà.
– Theo quy định của từng loại đô thị, chung cư xã hội này phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn an toàn về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, trang thiết bị, …
Đối tượng và điều kiện sử dụng
Đối tượng và điều kiện sử dụng chung cư xã hội là người có công với cách mạng; các cán bộ công nhân viên chức; hoặc các sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; Người lao động đang làm việc trong và ngoài khu công nghiệp; Các đối tượng trả lại nhà công vụ mà gặp khó khăn về nhà ở; người có thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nội đô; …

Cụ thể, điều luật 51 Luật nhà ở nêu rõ:
– Phải thuộc diện không có nơi ở, khó khăn về nhà cửa. Chưa từng được nhà nước giao đất, phải đang đi thuê, vay mượn hoặc ở nhờ nhà người khác; hoặc có nhà nhưng bị nhà nước thu hồi phụ vụ cho việc giải phóng mặt bằng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
– Phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung trương. Muốn sử dụng chung cư xã hội thì phải là người thuộc diện “không phải nộp thuế thu nhập cá nhân thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân”.
– Đã có nhà ở thuộc quyền sở hữu pháp lý đầy đủ. Nhưng diện tích bình quân đầu người trong gia đình dưới 8m² sàn/người hoặc nhà ở tạm, hư hỏng, dột nát.
– Có mức thu nhập bình quân hằng tháng thấp. Đúng với quy định và quy chế của pháp luật hiện hành do UBND cấp tỉnh quy định.
Nhà ở xã hội giá bao nhiêu?
Nhà ở thuộc diện của nhà nước sẽ có giá do nhà nước quy định. Nhưng chắc chắn mức giá này sẽ rẻ hơn so với mặt bằng các căn nhà thương mại. Tại Hà nội, giá một ngôi nhà từ 40 m2 đến 70m2 có giá là 14 – 17 triệu /m2. Như vậy, chung cư giá rẻ Hà Nội hiện nay cũng rất đắt đỏ. Nhưng chỉ với hơn 500 triệu là bạn có thể mua được căn nhà theo diện xã hội.
Nhà ở xã hội có bị thu hồi không? Thời hạn sư dụng bao lâu?
Đối tượng được sở hữu nhà xã hội theo quy định tại Điều 7 Luật Nhà ở 2014 như sau:
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.”
Trong các đối tượng nêu trên, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua nhà ở nhưng thời hạn sở hữu tối đa không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của pháp luật. Nếu cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam; hoặc kết hôn với nguồi Việt Nam định cư ở nước ngoài thì sẽ chuyển sang hình thức sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài như của công dân Việt Nam hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 161 Luật Nhà ở:
“Điều 161. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài
Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.
Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;”
Nói tóm lại, nếu là công dân Việt Nam và mang quốc tịch Việt Nam; bạn có thể sử dụng căn nhà xã hội ổn định, lâu dài. Còn nếu không thuộc các đối tượng ở trên; bạn là người nước ngoài thì sẽ được sở hữu căn nhà có thời hạn 50 năm. Sau 50 năm có thể làm thủ tục xin gia hạn tùy vào luật hiện hành thời điểm đó.
Nhà ở xã hội có được thế chấp không?
Để biết loại nhà ở này có được thế chấp không; ta chỉ cần căn cứ vào quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP. Trong đó có nêu rõ loại nhà ở do nhà nước xây dựng và quản lý hoàn toàn không được phép thế chấp hay chuyển nhượng. Trừ khi thế chấp để thuê, mua chính căn nhà đó trong thời gian tối thiểu là 05 năm; kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Tuy nhiên, tại thời điểm cho thuê hoặc bán nhà đó, có rất nhiều luật đóng tiền sử dụng đất đi kèm. Bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi chính thức giao bán nhé.
Có nên mua chung cư nhà ở xã hội không?
Đây là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc trong thời gian qua. Tuy nhiên nếu nhìn vào ưu điểm của loại nhà này, Waha cho rằng bạn nên sở hữu một căn nhà xã hội. Bởi lẽ đây đều là những căn nhà được xây dựng chắc chắn, an toàn; được nhà nước quản lý và bảo hộ hợp pháp không phải ai cũng được sở hữu nó. Ngoài ra, giá thuê mua cũng rẻ hơn nhiều so với thị trường các căn nhà khác có diện tích tương đương.

Tình trạng nhà ở xã hội hiện nay tại Hà Nội
Thực trạng nhà ở xã hội hiện nay trên địa bàn Hà Nội có nhiều diễn biến phức tạp. Trong nhiều thập kỷ qua, thủ đô Hà Nội đã có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ để phát triển loại hình nhà ở này. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều người lợi dụng điều đó để trục lợi bản thân; dẫn đến nhiều tiêu cực và vi phạm trong quyền sử dụng các căn nhà ở này. Tiêu biểu là một số dự án như: Số 30 Phạm Văn Đồng ( Dịch Vọng,Cầu Giấy) tự ý cải tạo đập thông 2 căn hộ để mở rộng diện tích. Hoặc 57 trường hợp cho ở nhờ, thuê lại và không sử dụng tại sự án ngõ 622 phố Minh Khai, …
Rủi ro khi mua nhà ở xã hội
Rủi ro khi mua đất là điều không thể tránh khỏi. Thông thường khi mua nhà ở xã hội, bạn sẽ gặp những rủi ro sau đây:
Ký kết hợp đồng ủy quyền: Rủi ro chính là việc bên ủy quyền có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền bất cứ lúc nào.
Lâp di chúc: Người lập di chúc có thể sửa đổi hoặc bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào. Bởi vậy nếu bạn muốn mua theo hình thức lập di chúc; hãy chắc chắn rằng bản di chúc đó được công chứng rõ ràng, chứng thực từ cơ quan có thẩm quyền.
Ký kết hợp đồng đặt cọc: Trong hợp đồng chỉ nêu rõ là bên bán nhận của bên mua một khoản tiền chứ không xác nhận trao quyền sở hữu ngôi nhà. Do đó nếu có tranh chấp, người mua sẽ thiệt thòi.
Nói chung, có rất nhiều rủi ro khi mua nhà. Hãy đến những văn phòng luật sư để được tư vấn cụ thể hơn. Tránh cho việc tiền mất tật mang nhé!
Các dự án nhà ở xã hội đang mở bán 2021, 2022
Tại thủ đô Hà Nội trong năm 2021, đầu năm 2022 tới đây có rất nhiều dự án về nhà ở xã hội. Tiêu biểu với những cái tên sau đây:
– Bộ công an – 43 Phạm Văn Đồng
– AZ Thăng Long
– IEC Thanh Trì
– Hồng Hà Eco City Tứ Hiệp
– Tòa 19T4 Lucky House
– Hacinco Đại Kim
– Ecohome Cổ Nhuế
– CT3-CT4 Kim Chung
– Hạ Đình – 214 Nguyễn Xiển
– Bảo Ngọc City Long Biên
– NHS Phương Canh
– Rice City Thượng Thanh
– Him Lam Thượng Thanh
Quan điểm của chuyên gia về việc xét duyệt đối tượng mua nhà ở xã hội
Theo các chuyên gia, so với nhà ở thông thường thì loại nhà ở, chung cư xã hội có nhiều ưu đãi về tiền thuế, tiền vay vốn, … Bởi vậy rất nhiều người thừa cơ trục lợi cho bản thân. Nhà nước cần có nhiều biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn kịp thời những tiêu cực xấu có thể xảy ra. Đồng thời xử phạt nghiêm minh để răn đe các trường hợp vi phạm.
Ngoài ra, cơ quan nhà nước phải khảo sát thực tế, vào cuộc mạnh mẽ để ngăn cản, phủ đầu những nguy cơ tiềm ẩn mới ở mức “manh nha”. Đặc biệt, cũng cần chú trọng phát triển hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và đồng bộ nhanh chóng để người dân kịp thời nắm bắt được các luật pháp hiện hành. Qua đó tránh được những trường hợp đáng tiếc xảy ra do không hiểu luật; không nắm rõ về luật nhà ở xã hội hiện tại.
Pingback: Những dự án hạ tầng nghìn tỷ sắp được đầu tư
Pingback: Giải mã tất tần tật về mua bán Bất động sản Nhà đầu tư cần biết!
Pingback: Nhận định chu kỳ Bất động sản thời kỳ hậu Covid-19! Waha...
Pingback: 14 loại hình đầu tư Bất động sản tiềm năng nhất để sinh lời!