Bi kịch nhiều nhà đầu tư mắc cạn vì đầu tư lướt sóng!

Trước những cơn sốt đất ồ ạt kéo đến, nhiều nhà đầu tư mắc cạn vì lỡ xuống tiền mà không bán được đất; cuối cùng rơi vào cảnh nợ nần vì thiếu hiểu biết, lao vào những hiệu ứng đám đông ngoài kia …

Thấy sốt đất, nhiều nhà đầu tư nhanh tay xuống tiền

Tình trạng cơn sốt đất diễn ra thường xuyên đã khiến nhiều nhà đầu tư rục rịch xuống tiền. Ví dụ như trường hợp của chị Trần Bảo Hân (Long Biên Hà Nội). Vào cuối tháng 12 năm ngoái, nhiều cơn sốt đất được rêu rao khắp nơi. Chính điều đó đã thôi thúc máu làm giàu trong chị nổi lên. Chị nhanh chóng đi dò la tin tức qua các diễn đàn bất động sản. Chị không hỏi bạn bè người thân bởi không muốn người ta biết mình có tiền.

Tận dụng những ngày nghỉ, chị Hân và chồng cùng nhau đi khảo sát đất đai. Vợ chồng chị đi từ huyện Đông Anh – Gia Lâm cho đến Long Biên, Thanh Trì. Anh chị cảm thấy đây là những khu đất tiềm năng, phù hợp với ngân sách của 2 vợ chồng.

Thấy nhiều cơn sốt đất, cá nhà đầu tư nhanh tay xuống tiền

Sau nhiều ngày đi “thám thính”, anh chị chốt ngay được lô đất ưng ý tại quận Long Biên. Diện tích đất là 70 m2 với giá 30 triệu/ m2. Tính ra cả một lô đất rộng thế này mà có 2,1 tỷ đồng. Vị trí lô đất cũng vô cùng đắc địa, có nhiều khu đô thị, siêu thị lân cận. Ngoài ra, cũng gần công viên, đường xá giao thông thuận lợi. Anh chị nhanh tay xuống tiền.

Ban đầu, vợ chồng chị Hân đặt cọc 100 triệu trong 15 ngày. Chị tính đầu tư lướt sóng để kiếm lời từ số tiền chênh lệch. Trong 15 ngày này chị sẽ bán cho người khác với giá đắt hơn một xíu. Bởi với 70 m2 mà chênh 1 xíu cũng kiếm được cả trăm triệu đồng.

Cơn sốt đất qua đi, nhiều nhà đầu tư mắc cạn

“Lúc mới ngày đầu tôi mừng thầm vì rất đông người hỏi mua. Nhưng sau khi báo giá họ đều “mất hút”. Các cuộc gọi thưa dần rồi lặn mất tăm. 15 ngày trôi qua trong tâm trạng thấp thỏm của tôi. Chưa kịp lướt gì tôi đã phải trả tiền cho chủ đất. Tự nhiên có mảnh đất nhưng không bán được, tiền thì cả đống không thanh khoản được. Tôi mất ăn mất ngủ …” Chị Hân chia sẻ.

Thật ra, số tiền 2,1 tỷ là vợ chồng anh chị đã đi vay ngân hàng 1 tỷ đồng. Bởi anh chị chỉ có hơn 1 tỷ đồng để mua đất thôi. Với mức lãi suất 10% 1 năm, lại vay dài hạn. Tính ra mỗi tháng lại phải nộp vài chục triệu đồng. Chị Hân than thở:

“ Tôi bán cắt lỗ từ hơn 30 triệu xuống còn 27 triệu /m2 nhưng vẫn chẳng có ai mua. Người chê thế này, kẻ chê thế kia, … 2 vợ chồng trở thành con nợ phải đi chạy vạy khắp nơi chỉ vì đầu tư lướt sóng, …”

Nhà đầu tư mắc cạn vì chạy theo hiệu ứng đám đông

Đó cũng là trường hợp của anh Nguyễn Bảo Hoàng trú tại quận Hai Bà Trưng Hà Nội. Anh thế chấp căn nhà 40 m2 để lấy 2,5 tỷ đồng. Sau đó mua lô đất 50m2 (50 triệu/ m2) tại quận Hoàng Mai. Anh tính mua và bán lướt 3 tuần, chênh lệch cũng kiếm được vài trăm triệu bỏ túi.

Nhưng thực tế thì những cơn sốt đất chỉ là cơn sốt ảo. Giá đất không bị giảm đi nhưng cũng không nhiều người hỏi mua. Đất không bán được mà nợ vẫn phải trả, anh Hoàng điêu đứng bán lỗ 45 triệu đồng / m2 chỉ trong vài tuần.

Chạy theo đám đông dẫn đến hệ quả tất yếu là nhà đầu tư mắc cạn

Theo nhiều chuyên gia nhận định: Có rất nhiều nhà đầu tư mắc cạn vì thiếu kinh nghiệm, chưa biết định giá bất động sản. Họ chạy theo những hiệu ứng đám đông, ganh đua tài chính. Đặc biệt là hầu hết nhà đầu tư bị lợi dụng cái lợi trước mắt, không kiểm soát được lòng tham dẫn tới đầu tư thất bại. Bất động sản là một cuộc đua đường dài, lướt sóng không dễ ăn như nhiều người vẫn tưởng.

“ Khi lòng tham vượt lên trên tất cả, các nhà đầu tư thường chỉ thấy lợi nhuận trước mắt. Họ không lường trước được những khó khăn thách thức sẽ phải đối mặt. Có rất nhiều rủi ro trong đầu tư mà không ai có thể kiểm soát được. Các lô đất sẽ có chu kỳ vàng, chu kỳ lên – xuống giá cả. Nếu nhà đầu tư không nắm được thị trường thì tốt nhất đừng dại xa chân vào đầu tư lướt sóng”. – Chuyên gia Hà Ngọc Hiếu chia sẻ.

Chuyên gia nhận định vụ việc nhiều nhà đầu tư mắc cạn

Theo ông Nguyễn Văn Đính – Phó Phó chủ tịch Thường trực, Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam:

Thị trường bất động sản tại Việt Nam đang bị kiềm chế bởi đại dịch Covid19. Tuy nhiên, vẫn nhiều người đầu tư và xuống tiền cho kênh bất động sản. Bởi lẽ xu hướng tất yếu là con người mua nhà để dự trữ tài sản. Lạm phát mỗi ngày một tăng lên và đất thì ngày càng tăng giá.

Câu chuyện nhà đầu tư mắc cạn vẫn xảy ra hàng ngày

Ngoài ra, theo nhận định vào tháng 6 tới đây; thị trường bất động sản sẽ thật sự bùng nổ nếu đại dịch được kiểm soát. Những nhà đầu tư F0 nên đầu tư cẩn thận, kiểm soát lòng tham và học đầu tư bất động sản bài bản trước khi xuống tiền. Đầu tư bất động sản rất có lời, thậm chí làm giàu chỉ bằng một lô đất. Tuy nhiên, đấy là khi họ có kinh nghiệm và kiến thức thôi. Còn nếu không, bạn rất dễ trở thành con mồi cho các đám thợ săn ngoài kia …”

Tóm lại, nguyên nhân chính dẫn đến nhiều nhà đầu tư mắc cạn chính là do thiếu hiểu biết, không có kinh nghiệm nhưng vẫn nhanh tay xuống tiền. Cứ chạy theo tâm lý đám đông, ở đâu đông người mua thì nhảy vào. Kết cục họ nhận được là trắng tay, trở thành những con nợ.

Đầu tư vào bất động sản rất an toàn. Nhưng nó chỉ thực sự an toàn khi bạn hiểu rõ bất động sản là gì!

One thought on “Bi kịch nhiều nhà đầu tư mắc cạn vì đầu tư lướt sóng!

  1. Pingback: Câu chuyện 2 vợ chồng liều bán nhà mua đất và cái kết … - Waha Group!

Comments are closed.