Nhà đầu tư đang gặp khó khi ngân hàng siết chặt cho vay Bất động sản?

Tâm lý của các Nhà đầu tư ở giai đoạn này đang chịu ảnh hưởng không nhỏ trước động thái siết chặt cho vay Bất động sản của một số ngân hàng. Bên cạnh đó thủ tướng cũng đang yêu cầu nhiều đề xuất mới nhằm vào lĩnh vực Bất động sản.

Tâm lý Nhà của đầu tư trước động thái siết chặt cho vay bất động sản.

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt – Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam chia sẻ:

“Trước những động thái “siết chặt” của ngân hàng, một số Nhà đầu tư sẽ gặp khó trong việc tìm nguồn vay mới. Nhiều khả năng sự ảnh hưởng đó sẽ phát triển theo hai hướng:

“Thứ nhất, tâm lý nhiều người sẽ lung lay khi đối mặt với bất ổn của thị trường tài chính. Vì thế sẽ dẫn đến xu hướng hành động chuyển tài sản sang Bất động sản. Ngược lại, một số Nhà đầu tư sẽ e dè trong quyết định mua Bất động sản thời điểm này.”

Bên cạnh đó, ông Kiệt cũng nhấn mạnh:

“Tâm lý Nhà đầu tư trên thị trường chắc chắn sẽ có sự dao động nhất định. Nhà đầu tư sẽ cân nhắc kỹ hơn với Bất động sản khi chưa sở hữu Bất động sản. Với những Nhà đầu tư đang nắm giữ tài sản sẽ băn khoăn không biết có nên ra hàng ở thời điểm này hay không, có nên giảm giá để ra hàng nhanh hay không” – Chuyên gia CBRE Việt Nam chia sẻ.

Liệu rằng Bất động sản có còn là kênh đầu tư an toàn trong bối cảnh hiện nay?

“Ngay cả trong bối cảnh nguy cơ lạm phát, Bất động sản vẫn là kênh đầu tư được nhiều Nhà đầu tư lựa chọn”. Đó là lời nhận định của rất nhiều chuyên gia khi nhìn vào tình hình thực tế hiện nay.

Khi siết chặt cho vay Bất động sản, đây có còn là kênh trú ẩn an toàn?

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt – Giám đốc CBRE cho biết:

“Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm, mặt bằng giá Bất động sản dự báo sẽ còn tiếp tục tăng cao. Người ở thực cũng càng trở nên khó khăn hơn trong việc mua nhà. Bởi lẽ giá trị Bất động sản liên tục thiết lập kỷ lục mới trong những năm qua. Từ đó, việc chủ đầu tư ra hàng cũng sẽ phần nào bị giới hạn về sức mua. Điều đó có thể dẫn đến sức mua trên thị trường thứ cấp có phần hạ nhiệt.

Động thái siết chặt cho vay Bất động sản sẽ tác động ra sao với dân đầu cơ, lướt sóng ?

Những động thái từ phía ngân hàng đang phát huy tích cực về mặt hạn chế đầu cơ, lướt sóng. Một vài ý kiến còn cho rằng, dân đầu cơ, lướt sóng sẽ đối mặt với 1 cơn sóng xả hàng, cắt lỗ khi ngân hàng siết tín dụng Bất động sản. Dù điều này chưa thể hiện rõ nét nhưng những nguy cơ đã được dự báo.

tác động của siết chặt cho vay bất động sản!

Với việc các ngân hàng ngừng giải ngân cho vay Bất động sản, các Nhà đầu tư phụ thuộc đòn bẩy tài chính và các nhóm đầu cơ sẽ loại bỏ. Đây chỉ là bước đầu của lộ trình kiểm soát tín dụng Bất động sản chứ chưa dừng hoàn toàn. Bởi lẽ mới chỉ một vài nhà băng tiến hành kiểm soát hạn mức giải ngân đối với các khoản vay mua Bất động sản đã có giấy chứng nhận. Việc siết van tín dụng đã được cân nhắc đến rất nhiều trong những năm qua. Tuy nhiên đề xuất đó liên tục bị trì hoãn nhiều năm ròng. Nhiều khả năng van tín dụng cho Bất động sản có thể bị thắt chặt hơn từ năm nay. Có thể sẽ bị siết chặt ngay từ giữa năm 2022 để ổn định thị trường nhà đất.

Việc “siết chặt” tín dụng liệu có hoàn toàn là tiêu cực đối với Bất động sản?

Động thái siết chặt cho vay Bất động sản của nhiều ngân hàng sẽ ảnh hưởng với nhiều Nhà đầu tư. Nhưng  nó sẽ không ảnh hưởng quá lớn đối với các doanh nghiệp và các Nhà đầu tư mua Bất động sản bằng tiền nhàn rỗi. Về mặt tích cực, động thái “siết chặt” góp phần kiểm soát lượng cung tiền trên thị trường một cách thận trọng hơn trước. Ngoài ra, động thái này cũng góp phần hạ nhiệt và kiềm chế bong bóng nổ ra. Đồng thời góp phần thanh lọc thị trường nhà đất.

Tuy nhiên, nhóm Nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính, giới đầu cơ nhà đất chắc chắn bị tác động tiêu cực. Các chủ đầu tư có tốc độ bán hàng chậm nhưng đang cầm lượng hàng tồn kho lớn sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Họ sẽ phải đối mặt với lãi suất vay ngân hàng hàng tháng, trong khi khó thoát hàng. Nhiều nhà đầu cơ sẽ phải thay đổi chiến lược đầu tư lướt sóng của mình.

Lý do thị trường Bất động sản cần được “siết chặt”?

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới đây đã yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát, kiểm tra các vi phạm trong lĩnh vực Bất động sản, chứng khoán… Điều này cho thấy, thị trường Bất động sản đang được quản lý chặt chẽ về mặt dài hạn. Mục đích của việc này là nhằm hạn chế phát sinh những tiêu cực cả nguồn cung lẫn giá bán. Qua đó Nhà đầu tư thực sự sẽ cảm thấy an toàn hơn trong thị trường đầy biến động này.

Trước đó, Nhà đầu tư kỳ cựu Lê Quốc Kiên cho rằng:

“Việc siết tín dụng Bất động sản sẽ tác động đến hành vi mua bán lướt sóng. Cụ thể là vay vốn mua đất để phân lô bán nền. Hoặc những người gom đất nông nghiệp mua bán sang tay ngắn và trung hạn. Thị trường đầu tư đất nền sẽ lành mạnh và ổn định hơn từ đó. Những Nhà đầu tư đất nền bắt buộc phải sử dụng tiền nhàn rỗi (hoặc vốn vay bằng đường gì đó nhưng với tỉ trọng nhỏ hơn nhiều) khi việc siết tín dụng được tiến hành chặt hơn, và không thể mua bán ngắn và trung hạn, đẩy giá lên liên tục như 3 năm qua.

Như vậy, trước mắt các nhà đầu cơ có thể phải tính toán lại phương án dòng tiền mới. Đồng thời giảm bớt hàng tồn để tránh rủi ro bị chôn vốn. Nhiều khả năng tính thanh khoản thị trường có thể sụt giảm. Những động thái siết chặt cho vay Bất động sản từ phía cơ quan Nhà nước cũng đã ảnh hưởng phần nào đến nhóm Nhà đầu tư đầu cơ đất nền phân lô nhỏ lẻ.

One thought on “Nhà đầu tư đang gặp khó khi ngân hàng siết chặt cho vay Bất động sản?

  1. Pingback: Những thay đổi của thị trường Bất động sản 2022 người dân cần nắm rõ

Comments are closed.