Bậc cha mẹ nên lập Di chúc hay làm hợp đồng tặng cho đất cho con?

Thực tế hiện nay có rất nhiều bậc cha mẹ muốn để lại tài sản cho con nhưng còn đang phân vân không biết nên lập Di chúc thừa kế hay làm hợp đồng tặng cho đất. Nhiều người chưa biết sự khác nhau giữa hai hình thức này đã khiến nhiều tình huống trớ trêu xảy ra. Đơn cử như trường hợp dưới đây là một bài học đắt giá cho nhiều bậc cha mẹ.

Cho con gái “mượn” nhà để xin Visa du lịch nước ngoài!

Cô Trần Thị T trú tại Đông Anh – Hà Nội. Vợ chồng cô năm nay đã ngoài 50 tuổi. Gia đình có 2 cô con gái. Cô lớn thì đã lấy chồng và ra sống riêng. Còn người con gái nhỏ chưa lập gia đình vẫn sống cùng ba mẹ.

Hàng ngày cô con gái út vẫn đi làm công ăn lương như những đứa con bình thường khác. Trong một dịp gần đây, cô con gái có người yêu và rủ nhau đi du lịch nước ngoài. Con gái có ngỏ lời với ba mẹ về việc cho cô “mượn” nhà để đủ điều kiện đi du lịch. Cô cần đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm thủ tục xin Visa.

Nhận thấy con gái từ nhỏ đến lớn chưa được đi xa bao giờ, vợ chồng cô T thấy không vấn đề gì nên đã đồng ý sang tên, hoàn tất thủ tục, hợp đồng tặng cho đất cho con. Và bi kịch bắt đầu xảy ra từ đây.

Thành người ở nhờ sau khi làm hợp đồng tặng cho đất cho con!

Sau khi sang tên cho con gái, thủ tục xin Visa khá thuận lợi. Sau đó đứa con đi du lịch nước ngoài theo đúng lịch trình. Một tuần sau, không thấy đứa con đả động gì đến chuyện trả lại đất cho cha mẹ, vợ chồng cô T cũng tạm để lắng xuống một thời gian. Vợ chồng cô T nghĩ rằng dù sao cũng là con gái của mình, người trong nhà cả thôi.

Ba mẹ trở thành người ở nhờ sau khi làm hợp đồng tặng cho đất cho con gái!

Nhưng đợi cả vài tháng vẫn không thấy con gái đề cập gì. Vì thế vợ chồng cô T quyết định nhắc con gái về vấn đề đó. Nhắc nhở con làm lại thủ tục sang tên, trả lại nhà cho cha mẹ. Nhưng khi đó cô con gái đã trả lời tỉnh bơ:

“Nhà ba mẹ đã tặng cho con rồi, giờ còn đòi lại là thế nào? Từ giờ, đây là nhà của con rồi”.

Sau nhiều cuộc tranh cãi nổ ra mà không có kết quả, vợ chồng cô T quyết định tìm gặp luật sư để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, khi làm thủ tục tặng đất cho con, vợ chồng cô T không có viết giấy tờ gì. Điều đó đồng nghĩa với việc không có căn cứ để kiện đòi lại nhà đã tặng cho. Như vậy, nghiễm nhiên ngôi nhà đã có chủ sở hữu mới. Ba mẹ trở thành người ở nhờ nhà con gái. Cũng không biết phải giải quyết như thế nào cho ổn thỏa!

Bài học đắt giá dành cho các bậc cha mẹ!

Đúng là lòng người khó đoán. Rõ ràng là máu mủ ruột già, con cái với cha mẹ mà lại cư xử như vậy. Vợ chồng cô T giờ đây không biết phải làm gì, chỉ còn cách mặc cho số phận. Dù sao có mỗi hai cô con gái. Cô lớn thì ổn định rồi, miếng đất còn lại cũng dành cho cô con gái nhỏ này mà thôi.

Sự khác nhau giữa Di chúc và làm hợp đồng tặng cho đất?
Phân biệt Di chúc và hợp đồng tặng, cho một Bất động sản như thế nào?

Có câu nói “Nhà của cha mẹ là nhà con, nhà con không phải là nhà cha mẹ”, bởi vậy nếu bậc cha mẹ muốn để lại tài sản đất đai cho con cái, thay vì làm hợp đồng tặng cho đất, hãy lập một Di chúc hợp pháp, cho dù đó có là con đẻ của mình. Đừng để như trường hợp của vợ chồng cô T, đang từ chỗ nhà của mình mà mình lại trở thành kẻ đi ở nhờ!

Xem thêm: Câu chuyện 2 vợ chồng liều bán nhà mua đất và cái kết …

Lập Di chúc khác gì so với hợp đồng tặng cho đất?

Qua câu chuyện trên có thể thấy, việc lập Di chúc và làm thủ tục, hợp đồng tặng cho đất có sự khác biệt rõ rệt. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết về sự khác nhau đó.

STT

Tiêu chí so sánh

Di chúc

Hợp đồng tặng cho đất

1

Pháp lý

Thuộc chương XXII Bộ luật Dân sự năm 2015 Mục 3 Chương XVI Bộ luật Dân sự năm 2015
2

Khái niệm

Di chúc là nhu cầu phân chia, phân quyền tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Hợp đồng tặng cho tài sản là hình thức làm hợp đồng thỏa thuận tặng cho, chuyển quyền sở hữu một tài sản cho người khác.
3

Bản chất

Thể hiện ý chí chủ quan của người để lại di sản, bất chấp người thừa kế có đồng ý hay không. Sự thỏa thuận của hai bên và có sự đồng thuận từ hai phía.
4

Hiệu lực

Chỉ có hiệu lực tại thời điểm thừa kế và khi người lập Di chúc đã chết. – Có hiệu lực ngay khi hợp đồng được ký kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trong trường hợp hợp đồng tặng cho Bất động sản phải đăng ký thì sẽ có hiệu lực từ thời điểm đăng ký.

– Trường hợp hợp đồng tặng cho Bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

5 Đặc điểm về hình thức – Di chúc phải được lập thành văn bản (người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi và phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý)

Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng hoặc không có người làm chứng; có công chứng; có chứng thực.

– Có thể lập Di chúc bằng miệng.

– Các trường hợp đặc biệt khác có thể lập Di chúc do người làm chứng lập văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Phải thành lập văn bản có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký trong trường hợp loại Bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của Pháp luật.
6

Người để lại tài sản/di sản

– Là vị thành niên còn minh mẫn, sáng suốt, không bị đe dọa hay cưỡng ép khi lập Di chúc.

– Người từ 15 đến 18 tuổi muốn lập Di chúc phải có sự đồng ý của bố mẹ hoặc người giám hộ.

Đáp ứng đủ điều kiện được thực hiện giao dịch dân sự theo quy định
7

Người nhận/ người thừa kế

– Còn sống vào thời điểm mở thừa kế.

– Sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

– Không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

8

Nghĩa vụ

– Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo Di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

– Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho.

– Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

  • Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
  • Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Xem thêm: Bị lấn đất 5cm, tôi đòi hàng xóm trả 150 triệu. Đúng hay sai?

One thought on “Bậc cha mẹ nên lập Di chúc hay làm hợp đồng tặng cho đất cho con?

  1. Pingback: 6 trường hợp không được thế chấp Sổ đỏ nhất định phải biết!

Comments are closed.