Chuyện thật như đùa! Cụ ông 75 tuổi trú tại tỉnh Nghệ An cho bạn ở nhờ và hành trình đi đòi lại miếng đất ròng rã suốt 40 năm trời. Đây có lẽ sẽ là câu chuyện mất bạn mất luôn đất khiến nhiều người phải xót xa!
Mục Lục:
Cho bạn ở nhờ trên mảnh đất của chính mình, rắc rối từ đây
Đây là câu chuyện của cụ ông Lê Sỹ Ngũ năm nay đã 75 tuổi. Câu chuyện bắt đầu vào năm 1978, bạn của ông Ngũ là Thái Lam Hồng xin ở nhờ do không có nhà. Thương bạn nên ông Ngũ đồng ý ngay. Sau đó ông Hồng dựng lên ngôi nhà cấp 4 ở tạm.
Tiếp đến vào năm 1982, ông Ngũ ly hôn vợ. 2 người tiến hành phân chia tài sản thì bắt đầu gặp rắc rối từ đây do mảnh đất ông Hồng đang ở nhờ cũng phải phân chia cho bà Liên (vợ ông Ngũ).
Các con ông Hồng cũng tham gia vào cuộc tranh chấp này. Bởi họ đã góp tiền xây lại căn nhà khi bị đổ từ đợt bão trước đó.
Tiếp đến vào năm 1983, bà Liên làm đơn khởi kiện ông Hồng. Yêu cầu ông không được làm nhà trên phần đất đó.
Tại phiên sơ thẩm ngày 12/12 cùng năm; tòa án nhân dân huyện Đô Lương, Nghệ An chấp nhận đơn kiện. Ông Hồng tiếp nhận yêu cầu phải di dời nhà khỏi mảnh đất đó. Ông Hồng không kháng cáo.
Câu chuyện tưởng như chấm dứt. Nhưng tại phiên tòa phúc thẩm ngày 25/02/1984, tòa án đã ra quyết định hủy án sơ thẩm trước đó. Đồng thời đình chỉ vụ việc do 2 bên đã có thỏa thuận lập giấy cam đoan giải quyết vụ việc.
Trong giấy cam đoan, ông Ngũ không thừa nhận đã bán hay cho đất. Ông chỉ đồng ý cho bạn mình tiếp tục ở nhờ. Còn bà Liên sau khi ly hôn thì để lại toàn bộ đất và nhà cho chồng và con trai.
Pha lật kèo đỉnh cao bắt đầu từ đây!
Câu chuyện mất bạn mất luôn đất tới đây mới thực sự bắt đầu.
Năm 1999, ông Hồng đột ngột qua đời. Các con đi làm ăn xa nhờ ông Lê Công Hoa trông hộ ngôi nhà đó.
Ông Ngũ đã nhiều lần nói chuyện với ông Thái Lam Dũng (Con trai ông Hồng) và đề nghị tháo dỡ tài sản để trả lại gia đình ông. Nhưng không được ông Dũng chấp thuận.
Đến năm 2000, lúc này ông Ngũ đã kết hôn với người vợ thứ 2 là bà Tăng Thị Thìn. UBND huyện Đô Lương, Nghệ An đã cấp sổ đỏ với diện tích 300 m2. Đến năm 2010 thì được đổi thành 354 m2.
Năm 2011, ông tách thửa đất cho con trai. Miếng đất 2 vợ chồng ở còn lại là 239 m2.
Hành trình đòi lại quyền lợi sau 4 thập kỷ của ông Ngũ đang có nguy cơ mất bạn mất luôn đất
Vụ việc mất bạn mất luôn đất trở nên phức tạp hơn tưởng tượng
Quay trở lại tranh chấp vào năm 2006; sau nhiều lần nói chuyện với ông Dũng không được; ông Ngũ đã làm đơn kiện lên cơ quan có thẩm quyền yêu cầu được trả lại đất.
Phía UBND xã đã yêu cầu ông Dũng và các con ông Hồng về quê để giải quyết vụ việc. Nhưng không có hồi đáp.
Không để vụ việc kéo dài lâu, UBND xã đã kiến nghị lên UBND huyện để giải quyết. Đồng thời ông Ngũ cũng gửi đơn ra tòa để làm đúng trình tự, thủ tục.
Pha lật kèo bắt đầu từ đây. 8 người con của ông Hồng đều khẳng định toàn bộ diện tích đất đang tranh chấp là của bố mẹ để lại. Giờ ông Hồng đã mất thì đó là tài sản của các con. Họ còn yêu cầu tòa hủy 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp từ trước đó của ông Ngũ.
Ông Ngũ cũng không chịu để yên, lo sợ sẽ mất bạn mất luôn đất. Ông nộp đơn lên Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An.
Thế nhưng, ở đời không ai học được chữ “ngờ”. Dù đã có đầy đủ giấy tờ về nguồn gốc đất, phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An vẫn yêu cầu UBND huyện Đô Lương hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đươc cấp từ năm 2011 của ông Ngũ. Lý do được đưa ra là ngôi nhà cấp 4 thuộc tài sản của ông Hồng, việc cấp quyền sử dụng đất cho ông Ngũ đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của gia đình ông Hồng.
Kết quả không như ý, ông Ngũ tiếp tục hành trình đòi lại công lý
Tại phiên tòa sơ thẩm đó. Ông Ngũ thua là bởi tòa án căn cứ vào nhiều yếu tố có lợi cho gia đình ông Hồng như: thời gian sinh sống của gia đình ông Hồng; bên ông Hồng có công trong việc bảo quản, duy trì, làm tăng giá trị đất; trên mảnh đất thờ cúng tổ tiên nên tháo đi sẽ làm mất giá trị miếng đất; …
Sau cùng, tòa tuyên bố các con ông Hồng được hưởng 58,8m2 diện tích đất. Đồng thời họ phải trả số tiền chênh lệch cho ông Ngũ là 87.500.000 nghìn đồng.
Đúng như tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã từng nói: “Công việc cần có quy trình, có phân nhóm nhiệm vụ, có rà soát.” Mặc dù tòa án chỉ đưa ra quyết định theo pháp luật, nhưng vẫn khiến nhiều người phải xót xa.
Nhận thấy bản án là chưa công bằng, ông Ngũ tiếp tục hành trình đi tìm lại công lý sau 4 thập kỷ dài đằng đẵng. Ông Ngũ làm đơn kháng cáo tới tận Tòa án Cấp cao của thành phố Hà Nội (10/10/2020).
Sau đó 1 tuần, viện Kiểm sát nhân dân Hà Nội đã kháng nghị bản án với nhiều lý do căn cứ theo luật pháp và pháp luật.
Không còn hy vọng gì nữa. Ông Ngũ trải lòng:
“Tôi năm nay đã già. Chỉ vì thương bạn cho bạn ở nhờ. Nay đang có nguy cơ mất bạn mất luôn đất. Tôi chỉ mong Tòa án Cấp cao tại Hà Nội xét xử lại một cách công minh để gia đình sớm ổn định cuộc sống”.