Hiện nay, không ít trường hợp Sổ đỏ bị sai sót về thông tin trên sổ so với thực tế. Dưới đây là 3+ bước đính chính Sổ đỏ (hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) và những điều cần biết về thủ tục này. Thông qua bài viết, bạn sẽ hiểu thế nào là đính chính Sổ đỏ; khi nào phải đính chính Sổ đỏ; chi phí phải nộp khi đính chính Sổ đỏ là bao nhiêu…
3+ bước đính chính Sổ đỏ và những điều cần biết!
Mục Lục:
Đính chính Sổ đỏ là gì?
Đính chính Sổ đỏ là thủ tục hành chính sẽ được thực hiện khi thông tin trên sổ bị sai lệch so với thực tế. Các thông tin này bao gồm: sai lệch về chủ sở hữu, sai lệch về thông tin thửa đất…
Trên thực tế thì không hiếm gặp đối với người muốn đính chính lại Sổ đỏ. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần đính chính.
Khi nào phải đính chính Sổ đỏ?
Việc đính chính Sổ đỏ được thực hiện khi có sự sai sót trong các trường hợp cụ thể sau đây:
Căn cứ theo Luật Đất đai 2013 quy định tại Khoản 1 Điều 106, cần phải đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi mắc các trường hợp sau:
– Sai sót về thông tin của người sử dụng đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận:
+ Sai tên chủ sở hữu đất đai; hoặc sai giấy tờ, tên gọi có liên quan…
+ Sai địa chỉ của người chủ sở hữu ghi trên Sổ đỏ.
Lưu ý: Việc đính chính lại thông tin này chỉ thực hiện khi sai sót tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận. Còn trường hợp sau này chủ sở hữu đổi số căn cước công dân mới, thay đổi địa chỉ… thì không nhất thiết phải làm thủ tục đính chính. Tuy nhiên khi thực hiện bất cứ giao dịch nào liên quan đến thửa đất thì phải có sự xác nhận của địa phương về sự thay đổi này.
– Sai sót về thông tin thửa đất và tài sản gắn liền với đất. Nhưng những sai sót này phải có sự xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Chi phí và lệ phí đính chính Sổ đỏ bao gồm những gì?
Khi tiến hành làm thủ tục đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người dân cần thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với các chi phí và lệ phí sau đây:
– Phí chứng nhận đăng ký biến động đất đai.
– Phí trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất.
– Phí cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).
Thực tế thì mức chi phí người dân cần phải nộp phụ thuộc vào Ủy ban nhân dân của địa phương.
Các cá nhân, hộ gia đình tại thành phố sẽ cao hơn mức thu so với các khu vực khác; nhưng sẽ thấp hơn so với các tổ chức.
Ví dụ mức thu của cá nhân, hộ gia đình tại phường là 30.000 đồng. Mức thu cá nhân, hộ gia đình tại khu vực khác là 14.000 đồng. Còn chi phí đối với tổ chức là 32.000 đồng.
Xem thêm: Phải biết 8+ nguyên tắc cấp Sổ đỏ này nếu không muốn bị mất tiền và thời gian!
Quy trình, thủ tục 3+ bước đính chính Sổ đỏ mới nhất!
Bước một: Chuẩn bị hồ sơ đính chính Sổ đỏ.
Đầu tiên, để đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người dân cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
– Sổ đỏ/giấy chứng nhận đã cấp. (Bản gốc).
– Đơn xin đính chính đối với trường hợp sai sót trên giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp.
Bước hai: Nộp hồ sơ đính chính Sổ đỏ.
Sau khi đã làm đầy đủ hồ sơ, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có thể nộp một bộ hồ sơ lên Văn phòng đăng ký đất đai nơi địa phương có đất.
Bước ba: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đính chính Sổ đỏ.
Sau khi nhận được hồ sơ của người dân, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ có nghĩa vụ kiểm tra hồ sơ. Phát hiện thiếu sót thì cần thông báo ngay cho người dân để bổ sung hồ sơ.
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai có nghĩa vụ lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót. Sau đó lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Sổ đỏ đã cấp có sai sót. Cuối cùng là cập nhật các thông tin sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Ngoài ra, trong trường hợp đính chính mà người được cấp Sổ đỏ có yêu cầu cấp đổi sổ đỏ thì Văn phòng đăng ký đất đai trình cơ quan có thẩm quyền để cấp sổ đỏ.
Xem thêm: https: Nên khiếu nại hay khởi kiện khi bị chậm cấp Sổ đỏ, Sổ hồng?