Bất động sản Việt Nam phát triển thần kỳ như Nhật Bản hậu Covid-19?

Theo các chuyên gia Kinh tế, Covid-19 sẽ không để lại “vết sẹo dài” đối với Việt Nam. Ngược lại, nó sẽ tạo nên những điều kiện nhất định để Việt Nam phục hồi kinh tế mạnh mẽ trong giai đoạn tới. Cụ thể, bất động sản Việt Nam phát triển là điều được dự báo từ trước!

Bất động sản Việt Nam phát triển ‘thần kỳ’ như Nhật Bản sau 1973. Tại sao không?

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng như một số tổ chức quốc tế khác, Covid-19 sẽ làm ảnh hưởng nặng nề đến tình hình kinh tế, dẫn đến việc giảm triển vọng tăng trưởng của một số thị trường mới nổi trên thế giới trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia hàng đầu về kinh tế cho hay, Việt Nam sẽ không nằm trong nhóm trên. 

Việt Nam sẽ đạt phát triển ‘thần kỳ’ như Nhật Bản sau 1973

Bằng chứng cho thấy, tăng trưởng GDP của Việt Nam ngày càng được cải thiện. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đang dần thích ứng với cuộc khủng hoảng hiện tại với những lý do: 

Thích nghi để tồn tại… sau đó tăng trưởng mạnh mẽ

Trong lịch sử, đã có rất nhiều quốc gia phải đối mặt với những thách thức kinh tế lớn, nhưng sau đó đã “vươn mình” trở nên mạnh mẽ hơn. Trong đó, nổi bật nhất là Nhật Bản với cuộc khủng hoảng dầu hỏa lần thứ nhất vào năm 1973. Tuy nhiên, chính cú sốc này đã thúc đẩy Nhật Bản tăng trưởng nhanh chóng trong hơn 15 năm sau đó, trở thành một trong những cường quốc về kinh tế. 

Bất động sản Việt Nam phát triển sẽ là bước đà thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam
Các doanh nghiệp đang thích nghi để sau đó tăng trưởng mạnh mẽ

Các chuyên gia kinh tế cũng kỳ vọng Việt Nam sẽ đạt được những thành tựu tương tự trong thời gian tới. Nhiều chuyên gia cho rằng, ảnh hưởng của Covid-19 sẽ là động lực, thúc đẩy sự tăng trưởng của nhiều quốc gia mới nổi. Tuy vậy, trong dài hạn Việt Nam vẫn phải có tiềm năng tăng trưởng bền vững. Đồng thời, Chính phủ cần có thêm nhiều chính sách cải cách kinh tế, thúc đẩy doanh nghiệp cải thiện hoạt động kinh doanh để phù hợp với tình hình hiện tại. Mặc dù, việc bất động sản Việt Nam phát triển là điều không hề dễ dàng!

Xem thêm: FED chính thức thắt chặt tiền tệ đầu năm 2022 – Tác động nào đối với kinh tế, tài chính toàn thế giới?

Ví dụ về tính thích nghi của doanh nghiệp với tình hình hiện tại

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để vừa thích nghi với môi trường kinh doanh, vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tiêu biểu là:

– Các ngân hàng đã và đang cung cấp nhiều loại hình dịch vụ trực tuyến, bao gồm việc: mở tài khoản, phê duyệt các khoản vay nhỏ… qua online

– Nhiều doanh nghiệp tập trung phát triển mảng kinh doanh online. Điều này vừa có thể duy trì hoạt động kinh doanh, vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tình hình dịch.

Theo khảo sát, từ giữa năm 2020 đến đầu năm 2021, tỷ lệ các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nền tảng số và mạng xã hội để bán sản phẩm đã tăng từ 50% lên gần 75%. Người tiêu dùng Việt Nam cũng đã nhanh chóng thích nghi với các phương thức mua sắm này.

Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn giữ niềm tin vào thị trường Việt

Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho biết, đến hiện tại vẫn hoàn toàn tin tưởng vào các giải pháp phòng chống dịch của Chính phủ Việt Nam. Mặc dù tình hình dịch vẫn đang có những dấu hiệu phức tạp nhưng trong thời gian tới sẽ sớm đi vào ổn định. Đặc biệt, sau khi tiêm vacxin Covid trên diện rộng mọi hoạt động sẽ dần đi vào quỹ đạo. 

Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn giữ niềm tin vào thị trường Việt

Như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn luôn được bảo vệ về lợi ích và quyền lợi. Theo kết quả thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp trong năm 2021 có giảm 4,2%. Tuy nhiên, mức giảm này ít nghiêm trọng so với thời điểm điểm dịch bùng phát vào đầu năm 2020. Hơn nữa, một số địa phương khu vực phía Bắc vẫn ghi nhận tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%. Có thể thấy dịch Covid-19 đặt ra vô số thách thức đối, tuy nhiên nó cũng đang phần nào thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế số của đất nước. 

Khi nền kinh tế phục hồi, các dự án công sẽ được đẩy mạnh, phát triển cơ sở hạ tầng ở nhiều địa phương. Đây chính là tín hiệu khởi sắc cho ngành bất động sản. Không chỉ nhanh chóng khôi phục mà còn thúc đẩy thị trường nhà đất sôi động trở lại, thu hút nhiều sự quan tâm hơn nữa từ các nhà đầu tư.