Trước căng thẳng từ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nhắm vào Ukraine, nhiều chuyên gia lo ngại về bất ổn cả chính trị và nền kinh tế toàn cầu. Trong đó giá xăng dầu liên tục “đu đỉnh” đang là tâm điểm tuần qua.
Mục Lục:
Tình hình giá xăng dầu thế giới tuần qua
Trước những đòn trừng phạt chưa từng có trong lịch sử của phương Tây, tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin đã đáp trả bằng việc tạm dừng tất cả các nguồn cung cấp khí đốt sang hướng Tây. Điều đó có nghĩa là phương Tây ngừng nhập khẩu khí đốt từ Nga; và Nga cũng chính thức đóng đường ống cung cấp khí đốt Yamal-Europe.
Trước kịch bản xấu đó, tình hình giá xăng dầu trên thế giới liên tiếp “đu đỉnh” khiến người dân “méo mặt”. Có thời điểm giá dầu lên tới 140 USD/ thùng.
Tại Mỹ, Dầu thô WTI tăng 3,12% với 109,33 USD / thùng. Còn dầu thô Brent có giá 112,7 USD/ thùng (3,05%). Sau đó là chuỗi ngày tăng liên tiếp của thị trường này.
Mức giá tăng sốc đạt 139,13 USD/ thùng suýt chút nữa đưa dầu Brent “lên đỉnh” cao nhất mọi thời đại sau khi xác lập vào năm 2008.
Nguyên nhân của sự tăng giá này đến từ sự chậm chễ kết thúc đàm phán hạt nhân Iran; cộng với nguồn cung khan hiếm do chính sách không nhập khẩu dầu khí đến từ Nga.
Tuy nhiên, xăng dầu cũng đang cho thấy sự chững lại về mặt giá cả. Nguyên nhân là bởi UAE và Iraq đã để ngỏ khả năng tiếp dầu ra thị trường bên ngoài, nhất là đối với phương Tây đang cực kỳ khan hiếm nguồn cung vào thời điểm hiện tại.
Tình hình giá xăng dầu tại Việt Nam
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nhắm vào Ukraine đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh giá vàng trong nước liên tục tăng vọt, giá xăng dầu cũng phải đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có trong lịch sử.
Ở mức điều chỉnh gần nhất của liên Bộ Công thương – Tài chính vào ngày 11/03, “cơn bão xăng dầu” đã chính thức bùng nổ tại Việt Nam. Mặc dù đã được dự báo từ trước, nhưng vẫn khiến nhiều người phải “méo mặt”.
Giá bán lẻ xăng dầu ngày 14/03 hôm nay như sau:
Xăng E5 RON 92 giá 28.985 đồng/lít; xăng RON 95 giá 29.824 đồng/lít.
Dầu Diesel giá 25.268 đồng/lít; dầu Hỏa giá 23.918 đồng/lít và dầu Mazut giá 20.987 đồng/kg.
Có thể nói đây là thời kỳ tăng giá xăng mạnh nhất trong lịch sử Việt Nam.
Cơn bão tăng giá xăng dầu khiến ngành vận tải trên bờ vực phá sản
“Cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ khiến nhiều người lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; giá vàng tăng, giá xăng tăng cũng khiến ngành vận tải đang trên bờ vực phá sản.” – Ông Tạ Long Hỷ, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun Taxi).
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, ngành vận tải bị một phen “ngắc ngoải” khi liên tục phải dừng hoạt động trong suốt 2 năm qua. Từ khi được tái mở cửa cho đến nay, lượng khách đi lại đã giảm khoảng 70% so với thời điểm dịch chưa bùng phát. Các doanh nghiệp vận tải đều trong tình trạng “chạy cầm chừng”.
Trước viễn cảnh không mấy tốt đẹp, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga trên lãnh thổ Ukraine chẳng khác nào một đòn “kết liễu” hoàn toàn đối với ngành vận tải. Các doanh nghiệp Taxi và Xe khách đứng trước sự lựa chọn khó khăn: Nên tăng giá cước chạy hay chấp nhận thua lỗ?
Ông Tạ Long Hỷ, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun Taxi) cho hay, xăng dầu tăng giá nhiều lần từ đầu năm khiến các doanh nghiệp taxi đứng trước sự lựa chọn hoặc tăng giá cước hoặc chấp nhận lỗ.
“Trong bối cảnh giá xăng dầu leo thang như hiện nay thì việc tăng giá cước xe chạy là điều cần thiết. Nhưng tăng bao nhiêu?; Tăng như thế nào?; Tăng sao cho phù hợp mới là điều đáng nói. Tăng ít thì chẳng bõ công làm thủ tục tăng giá. Tăng cao quá thì sẽ không còn khách muốn đi nữa.” – Ông Tạ Long Hỷ cho hay.
Giải pháp đối phó với giá xăng dầu liên tục “đu đỉnh”
Thực tế thì trong nhiều năm qua, xăng dầu là mặt hàng chưa bao giờ giảm sâu; nhưng cũng chưa bao giờ tăng khủng khiếp như thời điểm này. Các doanh nghiệp đang điêu đứng vì dịch bệnh, nay còn phải đối mặt với hàng trăm vấn đề khác.
Chuyên gia nhận định về tình hình ngành vận tải
Các doanh nghiệp vận tải vốn đã phải “oằn mình” chống chội với nợ ngân hàng do dịch bệnh; nay lại phải đối mặt với cơn bão giá xăng dầu.
Giả sử doanh nghiệp vận tải không tăng giá cước, không đủ kinh phí hỗ trợ tài xế; người lái xe sẽ không chạy xe, gây ảnh hưởng lớn đến nguồn thu trong thời điểm này.
“Trước mắt, các doanh nghiệp vận tải vẫn phải thực hiện các hợp đồng đã ký trước đó. Đồng thời mong chờ vào một tương lai tốt đẹp hơn nhờ những chính sách hỗ trợ của nhà nước. Dù lỗ nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận để giữ chân khách hàng và chi trả nhiều khoản thu chi khác” – Ông Bùi Danh Liên – Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội chia sẻ.
Giải pháp ứng phó với cơn bão giá xăng dầu tăng
Trước tình hình nhiều doanh nghiệp Taxi trên địa bàn Hà Nội gặp khó khăn, thậm chí là chỉ trực chờ phá sản; các chuyên gia đưa ra những lời khuyên nhằm giúp doanh nghiệp vận tải cố gắng cầm cự qua thời điểm khó khăn này:
“Nguồn thu về của các doanh nghiệp vận tải đến thời điểm này mới khoảng chừng 50%; số còn lại vẫn bị đắp chiếu do lượng khách có nhu cầu đi lại không nhiều. Nhiều tài xế cũng “quay xe” đổi nghề. Đã thế giá xăng dầu còn tăng gần 30.000 đồng/ lít. Giải pháp tốt nhất là phải tăng cước chạy xe. Nếu không được thì các doanh nghiệp chỉ còn cách bán xe mà trả nợ cho ngân hàng thôi”.