Dạo gần đây, giá Bất động sản tăng vọt khiến nhiều Nhà đầu tư đổ xô xuống tiền. Nguyên nhân được cho là chi phí xây dựng tăng lên gây ảnh hưởng lớn đến thị trường địa ốc. Nhà nước cũng đã có những động thái nhằm kiềm chế lạm phát có thể gia tăng khi mà cơn sốt đất chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Chi phí xây dựng trên thế giới tăng cao nửa đầu năm 2022
Quý I năm 2022 chứng kiến tình trạng giá cả leo thang ở nhiều mặt hàng. Trong đó, tại Ấn Độ, chi phí xây dựng về nguyên vật liệu tăng mạnh. Cụ thể là xi măng, sắt, thép tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù có nhiều biện pháp can thiệp nhằm phục hồi chi phí sau đại dịch Covid-19; nhưng chừng đó là chưa đủ để kiềm chế lạm phát trong bối cảnh xung đột vũ trang tại Đông Âu vẫn chưa dừng lại.
Ảnh hưởng của chi phí xây dựng khiến giá Bất động sản tăng vọt!
Trong bối cảnh chi phí xây dựng tăng cao, nhiều chuyên gia lo lắng về thị trường Bất động sản. Nhất là phân khúc nhà giá rẻ và bình dân.
Theo báo cáo mới nhất tại Ấn Độ; chi phí vật liệu xây dựng tăng lên 2 chữ số, kéo theo chi phí xây dựng cũng tăng theo. Dự báo sẽ tăng gần 10% vào cuối năm nay. Như vậy, điều này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án công trình.
Ở một diễn biến khác, Bất động sản công nghiệp, hậu cần và kho bãi chứng kiến nhu cầu gia tăng mạnh mẽ trên diện rộng. Mặc dù nhu cầu tăng cao, chủ đầu tư vẫn chưa dám tăng giá thuê trong thời điểm này. Nhưng nếu tình trạng giá tăng kéo dài, chắc chắn họ sẽ buộc phải hành động.
Theo nhiều chuyên gia, chủ sở hữu lớn có thể vượt qua cơn bão giá nhờ tỷ lệ phần trăm nhu cầu lớn của thị trường. Ngược lại, đối với những chủ sở hữu nhỏ, họ sẽ phải tìm cách giải bài toán về cân đối chi phí trong thời gian tới.
Nhà nước chuẩn bị có điều chỉnh về luật nhằm kiềm chế giá Bất động sản tăng vọt!
Trong bối cảnh giá Bất động sản tăng vọt, Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, ban ngành liên quan đã khẩn trương điều chỉnh về các điều luật, giai đoạn hoàn thiện chính sách theo hướng cụ thể:
Luôn phải rà soát các vấn đề còn tồn tại, bất cập. Từ đó hoàn thiện các chính sách mới. Nhất là chính sách về nhà ở như quy hoạch, chiến lược. Tất cả đều phải dựa trên quá trình phát triển; đồng thời tăng cường phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương; tăng cường giám sát, kiểm tra, phân bổ nguồn lực hợp lý và nâng cao năng lực các bộ đáp ứng việc phân cấp; cắt giảm thủ tục hành chính, …
Mặc dù chưa có công văn cụ thể về việc triển khai các sửa đổi, nhưng những phương án này khả năng cao vẫn sẽ được phê duyệt và sớm đi vào thi hành.
Hà Nội kiến nghị thu hồi hơn 1.800 ha đất dự án chậm triển khai
Nhận thấy nhiều dự án vốn ngoài ngân sách bị chậm tiến độ, vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn; Cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đã kiến nghị với UBND thành phố về việc thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất với nhiều dự án. Bao gồm 29 dự án với 1.844,3 ha.
Cơ quan địa phương đã rà soát, kiểm tra đối với 135 dự án. Trong đó, rất nhiều dự án vi phạm. Báo cáo cũng nêu ra các dạng dự án chậm hoàn thành về tài chính, thủ tục, … dự án chậm về giải phóng mặt bằng; đất sử dụng sai mục đích; chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không đúng quy định; Bên quản lý, sử dụng không tốt dẫn đến tranh chấp, kiện tụng; …
Nhận định của chuyên gia: Giá Bất động sản tăng vọt là điều đã được báo trước!
Trước những thông tin về giá bất động sản tăng vọt, nhiều chuyên gia cho rằng đây là điều đã được dự báo từ trước.
Chuyên gia N.T.H nhận định:
“Dịch Covid-19 đã khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vô hình chung nó đã làm thị trường Bất động sản bị chững lại. Chưa dừng lại ở đó, cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine cũng làm lạm phát tăng cao đột biến. Dẫn đến thị trường Bất động sản bừng sáng trở lại. Thậm chí là giá còn tăng vọt khó kiểm soát. Tuy nhiên, các Nhà đầu tư F0 cần cẩn trọng với những địa phương sốt đất ảo. Ngoài ra, nhiều chính sách mới được thiết lập chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường địa ốc trong thời gian tới”.