FED tăng lãi suất nhằm ứng phó lạm phát, Giá vàng trên đà tụt dốc!

Tính đến nay, đã có 4 cuộc đàm phán Nga – Ukraine diễn ra. Mặc dù chưa đạt đến thỏa thuận chấm dứt chiến tranh, trở lại hòa bình; nhưng những cuộc đàm phán này vẫn mang lại nhiều giá trị tích cực.

Mặt khác, trước những áp lực của lạm phát, FED tăng lãi suất lên 25 điểm cơ bản nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, tâm điểm tuần qua có lẽ là sự lên xuống thất thường của giá vàng trong nước và thế giới!

Nhiều quan chức FED tán thành kế hoạch tăng lãi suất

Trước những diễn biến mới nhất về cuộc chiến quân sự của Nga trên lãnh thổ Ukraine; tình hình kinh tế thế giới đã có nhiều biến động. Giới quan chức FED đã có nhiều động thái nhằm kìm chế lạm phát trong cuộc họp ngày 15 – 16/03 vừa qua.

Mặc dù giữ lãi suất ở mức gần 0 trước đại dịch Covid-19; nhưng đối mặt với thách thức thứ 2 từ cuộc chiến Nga – Ukraine; FOMC đã quyết định sẽ nâng mức lãi suất thêm 0.25%, tức 25 điểm cơ bản; mặc dù điều này sẽ làm tăng trưởng kinh tế giảm tốc trong năm nay.

Ngoài ra, Chủ tịch Fed – Louis James Bullard muốn tăng 50 điểm cơ bản thay vì 25 điểm; nhưng với số phiếu áp đảo thì 25 điểm là mức tăng lãi suất cuối cùng.

Giới quan chức FED tán thành việc tăng lãi suất trong năm nay!

Đặc biệt, Ủy ban Thị trường Mở liên bang FOMC nhấn mạnh:

“Trong năm nay, sẽ có 6 lần điều chỉnh lãi suất và mức tăng đồng thuận hết năm là 1,9%. Theo dự kiến vào năm 2023 sẽ nâng lãi suất thêm 3 lần nữa trước khi dừng lại vào năm sau đó.”

Chuyên gia cảnh báo lạm phát và những hệ lụy

Trước bối cảnh cuộc chiến quân sự giữa Nga và Ukraine chưa chấm dứt, nhiều chuyên gia dự báo rằng lạm phát sẽ còn tiếp tục gia tăng và tiến độ GDP sẽ bị chậm lại đáng kể.

Quan chức FED cảnh báo lạm phát và các hệ lụy

Theo ước tính, PCE – Chỉ số giá chi tiêu cá nhân sẽ tăng 4,1% (Không bao gồm thực phẩm và năng lượng). Như vậy con số này đã tăng lên đáng kể so với lần dự báo cuối năm 2021 là 2,7%. Chỉ số GDP cũng được dự báo với mức tăng trưởng chỉ 2,8% so với con số dự báo 4% lần họp trước.

FOMC cũng cho biết:

“Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nguồn cung và cầu bị mất dần sự cân bằng đã dẫn tới lạm phát tăng cao. Giá năng lượng được đẩy lên; đồng nghĩa với việc sự áp lực sẽ gia tăng và gây ảnh hưởng ở quy mô diện rộng”.

Sau khi FED tăng lãi suất, giá vàng tiếp tục theo đà giảm sâu

Giá vàng trong nước và quốc tế

2 tuần qua, tình hình giá vàng trong nước và quốc tế đang có nhiều diễn biến bất cập. Sau khi tăng đột biến ở tuần thứ nhất, ở tuần này giá vàng liên tiếp tụt dốc.

Tính đến ngày hôm qua, giá vàng quốc tế đã giảm xuống mức 1.926 USD/ Ounce. Nếu so với cú “lập đỉnh” là 2.073 USD/ Ounce thì giá vàng đã giảm tận 156 USD/ Ounce. Theo nhiều chuyên gia dự đoán; giá vàng sẽ tiếp tục giảm nhẹ, giảm từ từ đến khoảng 1.900 USD/ Ounce.

Sau khi FED tăng lãi suất, giá vàng trong nước và quốc tế ra sao?

Đối với giá vàng trong nước, giá mua vào của vàng SJC đạt 67.3 triệu VNĐ/ lượng. Giá bán ra là 68.6 triệu VNĐ/ lượng. Như vậy, mức giá này đã giảm 100.000 VNĐ so với hôm trước.

Bên cạnh đó, giá vàng trang sức 24K đạt 55.05 triệu VNĐ/ lượng khi mua; Giá 56.05 triệu VNĐ/ lượng khi bán ra. Như vậy, so với ngày hôm qua, giá vàng hôm nay đã tăng nhẹ 200.000 VNĐ.

Qua đó có thể thấy giá vàng SJC và vàng trang sức vẫn luôn tồn tại chênh lệch lớn.

Tóm lại, giá vàng trong nước và quốc tế đều bị ảnh hưởng bởi tình hình căng thẳng tại Ukraine cũng như những động thái mới từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED.

Xem thêm: Nếu Nga vỡ nợ, điều gì sẽ xảy ra với giá vàng trong nước và thế giới?

Nguyên nhân giá vàng lên xuống thất thường

Sự lên xuống thất thường của giá vàng nhiều ngày qua khiến nhiều người “ngã ngửa”. Động thái FED tăng lãi suất 0,25 điểm % đã khiến nhiều người lo ngại đồng Đô la Mỹ sẽ tăng giá trong tương lai, đồng nghĩa với việc giá vàng sẽ giảm sâu. Đây được cho là nguyên nhân khiến giá vàng giảm liên tiếp trong nhiều ngày qua.

Tuy nhiên, nước Nga tiếp tục có “lối đi riêng” khi công khai miễn thuế VAT cho thị trường vàng. Điều đó đã làm người dân đổ xô đi mua vàng bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga. Có lẽ chính bởi nguyên nhân này mà hôm nay (17/03); giá vàng đã phục hồi nhằm ngăn chặn đà tụt dốc suốt 3 ngày liên tiếp trước đó.

Người dân đang tìm nơi trú ẩn an toàn cho dòng tiền của mình

Mặc dù cuộc chiến Nga – Ukraine vẫn đang diễn ra với nhiều bất ổn và nỗi lo về lạm phát kéo dài, dịch bệnh liên miên, … nhiều chuyên gia nhận định rằng đây là thời cơ không thể tốt hơn để mua vàng tích trữ.

Vàng và bất động sản là nơi trú ẩn an toàn sau khi FED tăng lãi suất!

Cụ thể, chuyên gia N.T.Q chia sẻ:

“Trong 2 tuần vừa qua, chứng kiến nhiều sự bấp bênh của giá vàng do cuộc chiến Nga – Ukraine và chính sách FED tăng lãi suất; các nhà đầu tư lướt sóng đang phải đối mặt với nỗi lo thua lỗ cả trăm triệu đồng. Tuy nhiên, tình hình giá vàng hạ nhiệt nhiều ngày qua sẽ là cơ hội tuyệt vời dành cho các nhà đầu tư. Thời điểm này mua vàng dự trữ và chờ thời cơ giá vàng quay trở lại thời kỳ hoàng kim là một lựa chọn khôn ngoan.

Ngoài ra, bất động sản cũng là kênh trú ẩn an toàn trong thời điểm này. Bởi lẽ tình hình chiến sự căng thẳng tại Ukraine cảnh báo cho chúng ta biết rằng chứng khoán, ngoại tệ hay Bitcoin đều có khả năng tụt dốc thê thảm nếu có những cuộc xung đột vũ trang khác nổ ra. Nhưng bất động sản thì vẫn luôn có giá trị tăng dần theo thời gian. Mặc dù có thời điểm giá bất động sản giảm; nhưng chưa bao giờ giảm sâu khủng khiếp như những kênh đầu tư còn lại ”. – Chuyên gia nhận định.

Như vậy, sau 3 ngày giảm sâu, giá vàng đang có dấu hiệu trở lại cuộc đua. Nhà đầu tư có thể cân nhắc đến đầu tư mua vàng hay bất động sản để làm nơi trú ẩn an toàn cho dòng tiền của mình.