Năm 2022 hứa hẹn sẽ là một năm bùng nổ những dự án hạ tầng đang và sắp được triển khai. Với ngân sách lên đến hàng nghìn tỷ. Hứa hẹn sẽ biến Việt Nam trở thành một đất nước hiện đại hơn, hội nhập hơn.
Vậy những dự án mà Bộ Giao thông vận tải sắp triển khai đó là dự án nào? Cùng Waha tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục:
Dự án hạ tầng vành đai 3
Dự án hạ tầng vành đai 3 là dự án thuộc khu vực miền nam. Dự án đi qua 04 địa phương bao gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 75.400 tỷ đồng. Trong đó 25.900 tỷ đồng là mức chi cho phần kinh phí và thiết bị của dự án. Giải phóng mặt bằng hết 41.600 tỷ đồng. Còn lại là các chi phí quản lý dự án, dự phòng.
Trung ương sẽ hỗ trợ cho dự án một nửa số vốn tổng mức đầu tư, Long An dự kiến sẽ hỗ trợ 75% toàn dự án khi đi qua địa bàn tỉnh này.

Hiện tại các địa phương có dự án đi qua đang thực hiện rà soát, quy hoạch đất dọc hai bên tuyến đường. Để tạo nguồn vốn thực hiện dự án. Cụ thể TP.HCM có khoảng 2.400ha đất dọc dự án, Đồng Nai khoảng 214ha. Ngân sách nếu đấu giá và thu về được dự tính lên tới hơn 30.000 tỷ đồng.
Hai tỉnh Long An và Bình Dương cho biết; họ cũng đang tích cực rà soát quỹ đất hai bên dự án.
TP.HCM dự tính sự chuẩn bị cho dự án từ nay đến năm 2023 sẽ xong, giai đoạn 2023-2024 sẽ hoàn tất giải phóng mặt bằng. Bước sang năm 2025 cơ bản tuyến đường sẽ được hoàn thành 90%, và hoàn thiện thông xe toàn tuyết trước năm 2026.
Xem thêm : Nằm lòng mức bồi thường về nhà đất người dân cần biết!
Dự án hạ tầng vành đai 4
Dự án hạ tầng đường vành đai 4 có nhiều ý nghĩa khi góp phần kết nối các tuyến đường huyết mạch; đồng thời giúp phát triển đô thị ở hai bên tuyến. Dự án, dự kiến sẽ có mức đầu tư 94.127 tỷ đồng.
Vành đai 4 đi qua địa phận của 03 tỉnh thành phố đó là: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh và tuyến nối QL 18; quy mô khi hoành thành có 6 làn xe cao tốc và hệ thống đường song hành hai bên.
7 nút giao được xây dựng chính ở giai đoạn 1:
- Cao tốc Nội Bài- Lào Cai
- Đường trục Mê Linh
- Đại lộ Thăng Long
- Quốc lộ 6
- Pháp Vân – Cầu Ghẽ
- Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
- Quốc lộ 38
UBND TP Hà Nội, tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh là chủ đầu tư thực hiện giai đoạn thực hiện 2021 – 2028
Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc
Dự án hạ tầng cao tốc này có chiều dài 66,3km; nằm trên địa phận 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Tổng mức đầu tư hơn 16.200 tỷ đồng với 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp. Đầu tư theo phương thức PPP có sự tham gia hỗ trợ góp vốn của nhà nước.

Tuyến cao tốc là động lực phát triển kinh tế cho hai vùng kinh tế Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; hỗ trợ kết nối giao thông giữa các vùng trở nên dễ dàng hơn; tạo lợi thế phát triển cho ngành du lịch địa phương. Thúc đẩy tam giác du lịch, tạo lợi thế với các thành phố lớn như Nha Trang – Đà Lạt – TP.HCM.
Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng
Với ngân sách lên đến hơn 44.300 tỷ đồng. Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng có chiều dài hơn 188km và thực hiện theo phương thức đầu tư của nhà nước.
Tổng chiều dài dự tính là 188,2km đi qua địa phận các tỉnh: An Giang(56,74km), TP. Cần Thơ(37,72km), Tỉnh Hậu Giang(56,67km).

Dự án hạ tầng này có điểm đầu kết nối Quốc lộ 91 thuộc Thành Phố Châu Đốc, Tỉnh An Giang; đến điểm cuối tại cảng Trần Đề Tỉnh Sóc Trăng. Tuyến đường khi hoàn thiện sẽ có 6 làn cao tốc, với chiều rộng dự tính 32,35m.
Giai đoạn một, cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng được nghiên cứu làm trước 4 làn cao tốc, rộng 17 m, cho xe chạy 80 km/h. Dự kiến, việc thi công tuyến đường thực hiện trong giai đoạn 2023-2025 và hoàn thành toàn bộ năm 2027.
Tuyến đường này khi hoàn thành và được đưa vào sử dụng sẻ kết nối các đường theo trục dọc, giảm áp lực cho quốc lộ 1, tuyến N1, đặc biệt là quốc lộ 91 đang quá tải,… Công trình còn góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông khu vực, kết nối kinh tế, xã hội các tỉnh miền Tây và nước Campuchia và các nước Đông Nam Á.
Tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn 1 khoảng 44.300 tỷ đồng, trong đó có chi phí bồi thường, tái định cư là 8.487 tỷ đồng; chi phí xây dựng là 27.534 tỷ đồng…
Xem thêm: Giải mã cơn sốt về nhà ở xã hội trong suốt nhiều thập kỷ qua!