Đất nông thôn lại có hiện tượng “sốt” trở lại

Giữa bối cảnh dịch COVID diễn biến phức tạp. Đặc biệt là ở các thành phố lớn đất đã dần khan hiếm và giá đất ở đây cũng rất cao. Nhằm đón đầu xu hướng các nhà đầu tư gần đây dần đang đổ về các tỉnh vùng ven có tiềm năng phát triển. Vậy nên đất nông thôn gần đây có hiện tượng “sốt” trở lại.

Đất nông thôn “lên đỉnh” với giá trên trời 

Tại Hà Tĩnh, giá đất nông thôn tăng đột biến. Tăng gấp 3-4 lần so với năm ngoái. Các nhà đầu tư từ mọi nơi đổ về đây để thăm dò và mua.

Những dòng người cứ ùn ùn từ khắp mọi nơi trở về gần quốc lộ 15B thuộc địa bàn thôn Lộc Thọ, xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà và cả ở tại Xã Yên Hòa, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh để thương thảo về việc mua bán đất tại đây.

Người dân sinh sống tại đây cho hay. Vùng đất này trước đây không có ai để ý đến. Vậy mà nhiều năm trở về đây từng dòng xe cứ tấp nập, kéo nhau về từng thôn để mua khiến người dân hoang mang, lo sợ.

Thận trọng rủi ro tiềm ẩn

Không chỉ đầu tư vào đất vườn hay đất trồng cây. Đất trồng lúa hiện nay cũng được các nhà đầu tư ầm ầm “theo đuổi”. Nhất là các huyện ngoại thành TP.HCM hoặc các tỉnh vùng ven gần đó như Bình Dương, Long An, Tây Ninh,…

Với những nhà đầu tư như anh Đức Thiện (TP.HCM); một người đầu tư và có nhiều vốn. Anh mong muốn tìm kiếm một vài mảnh đất nông nghiệp ở vùng ven TP.HCM. Anh cho biết, anh đã chọn mua hơn 2.000 m2 đất ruộng; đang được chủ đất cách tác với giá 800 triệu đồng ở Long An.

Thận trọng rủi ro tiềm ẩn
Thận trọng rủi ro tiềm ẩn

Quản lý đất tránh tình trạng thổi giá quá cao 

Những cơn sốt đất hiện nay không mạnh như những lần sốt đất trước. Nhưng đặc điểm chính là không sốt ở những dự án chính thống. Được phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền. Lý do các dự án này đang khan hiếm vì vướng mắc thủ tục đầu tư, khiến cho mặt bằng giá cáo. Nên trong lần sốt gần đây, giá không tăng nhiều. Chỉ tăng thêm từ 5-7% và tốc độ bán vẫn chậm.

Mức tăng đột biến này nằm ở các lô đất không chính thống, do một số người dân đi gom đất sau đó tách lô và bán lại. Một phần lý do khiến đất nông thôn sốt là do tập trung các khu vực chưa phát triển, giá còn rẻ nên khi đưa ra thị trường bị thổi giá lên gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần.

Thận trọng chiêu trò thổi giá, đất ảo
Thận trọng chiêu trò thổi giá, đất ảo

Siết chặt quản lý đất đai, xây dựng

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết. Trong khoảng thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra những tình trạng như: Lấn chiếm đất công, đất đã giao cho dự án, sang nhượng đầu cơ để tăng giá trục lợi. Vi phạm nghiêm trọng trật tự xây dựng; sau đó qua công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai cũng có vào cuộc. Nhưng chưa thực hiện thường xuyên nên việc xử lý vi phạm chưa được tiến hành kịp thời.

Qua kiểm tra và đánh giá cho thấy. Một số địa phương hiện nay đã có dấu hiệu buông lỏng quản lý đất đai. Làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, môi trường đầu tư làm ảnh hưởng đến định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Từ thực tiễn nêu trên, Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận yêu cầu chủ tịch các huyện có trách nhiệm tăng cường công tác quản lý đất đai để không xảy ra tình trạng buông lỏng như bây giờ.  

Hệ lụy từ giá đất nông thôn tăng ảo

Từ đầu năm đến nay bất chấp những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Giá bất động sản vùng ven Hà Nội, và các tỉnh lân cận liên tục thiết lập mặt bằng mới. Khiến nhà đầu tư đau đầu vì giá đất tăng quá cao. Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia ,cần phải có những giải pháp ngăn chặn sốt giá, thổi giá nếu không sẽ dẫn đến những hệ lụy không mong muốn về sau. 

Hoạt động tìm kiếm, giao dịch đất nền vùng ven Hà Nội cũng đang bắt đầu sôi động ngay sau Tết nguyên đán. Đặc biệt là tại các huyện Sóc Sơn, Hoài Đức, Mê Linh, Sơn Tây… chạy theo thông tin quy hoạch sắp lên quận của các địa phương này và thành phố đang nghiên cứu phát triển mô hình “thành phố trong thành phố”, khiến nhiều dự án bỏ hoang, cỏ mọc um tùm cả chục năm nay cũng được môi giới, quảng cáo, thổi giá đất nông thôn tăng lên chóng mặt.

Giải mã những cơn sốt đất tại Cần Thơ tuần qua tại đây

Nếu cần hỗ trợ và tư vấn cụ thể 24/7  xin mời khách hàng liên hệ với chúng tôi qua Facebook hoặc qua hotline: 087 9362 777