Có muôn vàn câu chuyện đầu tư bất động sản khiến người nghe dở khóc dở cười. Cũng có những câu chuyện cảm động, “phất lên” nhờ biết cách đầu tư đất hiệu quả. Dưới đây là một trường hợp đặc biệt của bà chủ quán bún ốc có trong tay 5 bất động sản ở Hà Nội – Một sự đầu tư khôn ngoan mà không phải ai cũng có được.
Mục Lục:
Mở đầu câu chuyện đầu tư của bà chủ quán bún ốc
Bà chủ quán bún ốc có tên là Y. Chị sinh năm 1980, là người Thanh Hóa lấy chồng cùng quê rồi lên Hà Nội sinh sống. Lúc đầu, do không có kiến thức và không có bằng cấp, vợ chồng chị chỉ làm những công việc tay chân để có thu nhập nương tựa nhau sống.
Đầu năm 2002, trong một lần tình cờ nghe mấy người cùng làm nhắc đến nhiều câu chuyện đầu tư làm giàu nhờ mở quán ăn, chị Y càng nghe càng thấy có tương lai. Ở quê, chị vốn nổi tiếng là người đảm đang giỏi nấu ăn. Chị về thương lượng với chồng, 2 người quyết định bỏ nghề để đầu tư mở quán cơm bình dân ở khu vực gần bến xe Mỹ Đình (Hà Nội). Sau 1 năm hoạt động, mặc dù quán ăn của chị vẫn có khách nhưng không nhiều. Tính lãi suất chỉ đủ trả tiền nhà cấp 4 và phí sinh hoạt tằn tiện. 2 vợ chồng chị tiếp tục vạch ra những phương án đầu tư hợp lý hơn.
Từ khai trương mở quán bún ốc
Vận dụng mối quan hệ từ nhiều khách hàng thân quen, chị Y được biết là thị trường đường Láng – Hà Nội đang rất phát triển. Vợ chồng chị Y tính toán xem có thể mở quán ăn tại đó hay không. Sau một thời gian tìm hiểu và “thám thính” thị trường nơi đó, họ đã quyết định dốc hết số vốn tích cóp được và chuyển qua đường Láng để mở quán ăn. Nhưng là quán bún ốc cho hợp với khẩu vị người Hà Nội hơn. Anh chị cũng không thể ngờ, giấc mơ đổi đời đã trở thành hiện thực chỉ vài năm sau đó.
Lúc đầu, anh chị chỉ đủ tiền thuê căn nhà cấp 4 lụp xụp ở tạm. Mặc dù ngôi nhà chỉ 20m2 nhưng cũng đủ sống qua ngày. Sau đó đi vay mượn thêm và tập trung toàn lực cho việc kinh doanh quán bún ốc. Nhờ khả năng nấu ăn ngon, khách đến ăn rất đông.
“Khu này có rất nhiều văn phòng, công ty. Bởi vậy nhu cầu ăn uống rất đông, mở quán ở đây rất đông khách. Thời điểm ấy, giá một bát bún chỉ 6 ngàn đồng. Trừ chi phí nguyên liệu và thuê mặt bằng thì mỗi ngày tôi cũng lãi được khoảng gần 150.000 đồng. Sau đó mật độ dân số tăng lên từng ngày, giá bún đã là 25.000 đ 1 bát. Có ngày tôi kiếm được cả triệu đồng.” – Chị Y chia sẻ.
Đến đầu tư bất động sản và phất lên nhanh chóng
Sau khi tích cóp được một khoản kha khá, vợ chồng chị Y tiếp tục nghĩ đến “xoay dòng vốn” để đầu tư bất động sản. Tích cóp đươc hơn 100 triệu đồng, cùng với vay ngân hàng và người quen, chị Y đánh liều mua mảnh đất 30m2 có giá 250 triệu đồng ở khu vực Đông Anh – Hà Nội.
Sở dĩ chị Y có ý định đầu tư bất động sản bởi nhiều khách quen đến quán ăn bún có truyền tai nhau rằng đang có nhiều dự án xây dựng mới tại Đông Anh. Chị Y có khá nhiều người quen tại địa bàn này nên cũng đã đi dò hỏi để xác thực tính chính xác của những thông tin này.
“Ban đầu cũng có rất nhiều người cản tôi. Bảo rằng khu đó dân thưa thớt, đường đi còn chưa tu sửa. Nếu phải đi vay thì mua làm gì. Đợi vài năm có tiền thì mua đất ở trung tâm.
Nhưng lúc đó tôi nghĩ khác. Cứ đợi thì biết bao giờ mới là đủ. Hơn nữa, đã là thủ đô thì kiểu gì giá đất chả tăng. Người ta nghĩ 1 thì mình phải nghĩ 10. Mình phải mua trước khi nó tăng chứ! Nghĩ vậy nên tôi vẫn quyết định đi vay tiền để mua cho được lô đất đó”
Sau khi mua đất, vợ chồng anh chị chuyển qua đó sống sau khi đã quét lại vôi sơ sài. Thu nhập chính vẫn là quán bún ốc. Chị nấu ăn, chồng chị chạy xe làm ship hàng qua ngày. Mỗi tháng nhẩm tính lãi suất, chị Y không giấu nổi niềm nghẹn ngào.
Xem thêm: Tôi đã trở nên giàu có nhờ đầu tư đất nền
Giá bún tăng, giá đất cũng tăng dần lên. Cuộc sống ngày càng trở nên tốt hơn. Chị Y lại tiếp tục tính đến phương án mua vàng. Giá vàng thời điểm đó chỉ khoảng 600.000vnđ/ 1 chỉ. Chị Y “chơi lớn” mua hẳn 5 chỉ. Sau đó 1 thời gian ngắn giá vàng tăng vùn vụt, chị bán ra lãi cả trăm triệu đồng.
Cứ thế, cộng với công việc bán hàng hàng ngày, vợ chồng chị Y đã có 1 khoản vốn kha khá. Khi đó chị mới chính thức quyết định đầu tư vào kênh bất động sản. Chị thường xuyên lân la hỏi khách đến ăn bún về thị trường khu đất mà mình dự định mua, ở đâu có tiềm năng, có cơ hội là chị sẽ xem xét để đầu tư.
Chị bán hết số vàng cùng với số tiền tích cóp nhiều năm, chị có số vốn khoảng 900 triệu đồng. Chị mua miếng đất ở Đông Anh. Sau đó vài tháng chị bán lãi lên hơn 1 tỷ đồng. Sau đó chị lại mua tiếp các khu đất có tiềm năng khác ở khu vực gần Hà Nội. Tất nhiên lúc này giá đất đã tăng lên đáng kể, chị vẫn phải đi vay để xoay vòng vốn sao cho hợp lý.
Câu chuyện đầu tư bất động sản thành công của bà chủ quán bún ốc
Tính đến năm 2016, chị Y và chồng đã sở hữu 2 lô đất ở Hoài Đức và Đan Phượng rộng 70 m2. Sau đó chị tiếp tục sở hữu thêm 60 m2 khu đất nền ở Hưng Yên và Bắc Ninh.
“Lúc đầu làm gì có ai nghĩ là đầu tư bất động sản sẽ giàu đâu. Họ chỉ khuyên tôi là có tiền thì gửi ngân hàng cho an nhàn. Nhưng lãi ngân hàng thì có được bao nhiêu đâu. Hơn nữa, khi đầu tư bất động sản, tôi thường tìm hiểu rất kỹ thị trường rồi mới dám đầu tư, chứ không đầu tư vội vàng lướt sóng đâu, …” – Chị Y xúc động chia sẻ.
Sau đó, thị trường bất động sản cứ tăng lên chóng mặt. Tính nhẩm ra, chị chủ quán bún ốc ở Hà Thành đã sở hữu 5 miếng đất trên nhiều địa bàn khác nhau. Quy ra tiền mặt thì cũng phải cả chục tỷ đồng.
Xem thêm: Câu chuyện đầu tư bất động sản: Tôi đã thành công nhờ hiểu được đích đến của đời mình!
Câu chuyện đầu tư của bà chủ quán bún ốc truyền cảm hứng cho nhiều người
Tất nhiên không phải câu chuyện đầu tư nào cũng có kết cục viên mãn như chị Y. Có nhiều người thậm chí còn gánh thêm “cục nợ” vì đầu tư đất. Nhưng chị Y vẫn thành công là bởi chị chịu khó học hỏi thêm nhiều kiến thức, tìm hiểu kỹ thị trường và luôn biết cách luân chuyển dòng tiền sao cho hợp lý nhất.
“Đừng sợ phải đi vay tiền! Chẳng có người giàu nào chưa từng đi vay tiền. Người biết vay tiền để luân chuyển dòng tiền, lợi dụng đòn bẩy tài chính mới là nhà đầu tư khôn ngoan nhất!”
Pingback: Bị lấn đất 5cm, tôi đòi hàng xóm trả 150 triệu. Đúng hay sai?