7+ quy tắc đàm phán giá nhà đất đầy khôn ngoan cần biết!

Không biết quy tắc đàm phán giá nhà đất là một trong những sai lầm của nhiều người mua nhà đất. Thậm chí, rất nhiều người bán cũng mắc phải sai lầm này mặc dù họ luôn cố gắng chào bán với mức giá cao, sau đó giảm giá cho người mua về mức đúng với giá họ muốn bán. Bởi thế, để tránh bị mua hớ hoặc bị ép giá, bạn cần tham khảo những cách thương lượng, đàm phán dưới đây để luôn tỉnh táo trong mọi thương vụ nhé!

Tại sao đàm phán giá nhà đất lại quan trọng?

Không chỉ trong lĩnh vực Bất động sản, bất cứ lĩnh vực kinh doanh tài chính nào cũng cần kỹ năng đàm phán. Trong lịch sử, thậm chí từng có những vị tướng thắng trận mà không mất bất kỳ quân lính nào. Bởi vì ông có khả năng đàm phán thượng thừa.

Trong Bất động sản, kỹ năng đàm phán tốt sẽ giúp bạn ký kết Hợp đồng với nhiều điều luật có lợi cho bạn, mua bán được giá tốt, giúp giải quyết các mâu thuẫn trong kinh doanh. Đồng thời, đàm phán tốt còn giúp bạn thêm gắn kết các cá nhân, doanh nghiệp lại với nhau một cách tự nhiên nhất.

7+ quy tắc đàm phán giá nhà đất Nhà đầu tư cần biết!
7+ quy tắc đàm phán giá nhà đất Nhà đầu tư cần biết!

7+ quy tắc đàm phán giá nhà đất khôn ngoan nhất!

Hiểu rõ tầm quan trọng của đàm phán, bạn chắc chắn sẽ có lợi thế rất lớn trong mọi giao dịch nhà đất. Dưới đây là 7+ quy tắc quan trọng bạn nhất định phải biết nếu muốn thành công.

Quy tắc đàm phán giá nhà đất số 1: Khảo sát khu vực.

Cho dù bạn là Nhà đầu tư F0 hay là Nhà đầu tư chuyên nghiệp thì kỹ năng đàm phán cũng luôn đem lại lợi ích to lớn trong quá trình đầu tư. Chẳng ai muốn mua phải một mảnh đất, ngôi nhà với giá cao chót vót. Để sở hữu một Bất động sản với chi phí tiết kiệm nhất, bạn nên tiến hành khảo sát khu vực trước.

Bạn hãy tìm hiểu giá nhà đất tại địa phương mà có mảnh đất bạn đang nhắm tới. Bạn có thể khảo sát thông tin qua các phương tiện truyền thông, báo chí, website … Tuy nhiên, Waha khuyên bạn nên thu thập thông tin từ những người dân sống trong khu vực đó. Bởi hơn ai hết, họ là người hiểu rõ ràng nhất về một thị trường. Mức giá được đưa ra từ người dân địa phương sẽ là thước đo quan trọng trong quá trình đàm phán giá nhà đất của bạn.

Ngoài ra, nếu bạn đang đầu tư đất nền, bạn cũng nên tìm hiểu cả về giá nhà ở, nhà mặt tiền, trong hẻm… nữa nhé! Cứ khảo sát theo kim chỉ nam “biết càng nhiều càng tốt”. Điều đó sẽ rất có lợi đối với bạn.

7+ quy tắc đàm phán giá nhà đất không phải ai cũng biết!

Quy tắc đàm phán giá nhà đất số 2: Nắm bắt tâm lý, che giấu cảm xúc.

Một trong những quy tắc đàm phán giá nhà đất cực kỳ quan trọng chính là về tâm lý. Hãy gặp người bán sau khi đã khảo sát thị trường khu vực và nắm chắc mức giá mong muốn. Qua tiếp xúc, bạn cần nắm bắt được tâm lý của người bán. Bởi lẽ cảm xúc của người bán ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc giao dịch đôi bên. Bạn cần quan tâm xem người bán có dễ tính không, thái độ nói chuyện như thế nào, họ cần bán gấp hay thong dong?

Đặc biệt, một lưu ý quan trọng chính là bạn không nên thể hiện cảm xúc quá nhiều. Cho dù bạn có thích Bất động sản đó như thế nào, bạn cũng không nên tỏ thái độ quá ưng và muốn chốt ngay. Hãy cố gắng tỏ ra trạng thái không quá thích, không quá mặn mà lắm. Tốt nhất là bạn nên thương thảo thêm và không vội đặt cọc.

Quy tắc đàm phán giá nhà đất số 3: Đừng bao giờ đề nghị trước.

Quy tắc đàm phán giá nhà đất tiếp theo chính là sự đề nghị. Bạn không nên đề nghị trước. Hãy để bên còn lại đưa ra ý kiến trước trong mọi cuộc trao đổi. Lý do bởi 2 điều sau:

– Thứ nhất là ước định được mức giá trung bình và tránh phá vỡ mức chênh lệch trong đàm phán.

Giả sử bạn đưa ra mức giá 200 triệu đồng, đối phương thường có tâm lý sợ bị hớ. Họ chắc chắn sẽ giảm xuống còn 150 triệu đồng hoặc hơn thế. Nhưng nếu để đối phương mở lời trước với mức giá 200 triệu, bạn có thể tăng lên 300 triệu. Bởi bạn đã biết mức trung bình của cuộc đàm phán.

Thứ hai, có đôi khi, mức đề nghị của đối phương còn tốt hơn mức giá mà bạn đang muốn mua/bán. 

Giả sử khi bạn nói trước bạn sẵn sàng chi ra 500 triệu cho một lô đất xác định. Nghĩa là đối phương sẽ nắm được mức chi cao nhất của bạn là 500 triệu. Cho dù họ đang muốn mức giá 450 triệu, thì với khả năng chi trả của bạn, không có lý do gì để họ bán với giá rẻ hơn. Như vậy, khi họ nắm được thông tin về mức giá cao nhất từ bạn, họ sẽ cố gắng kiếm được nhiều nhất từ thông tin đó và ngược lại.

Quy tắc đàm phán giá nhà đất hiệu quả năm 2022!

Quy tắc đàm phán giá nhà đất số 4: Luôn có điểm dừng giữa chừng.

Khi bạn thương lượng hay đàm phán với khách hàng, hãy ngừng nói và bắt đầu lắng nghe. Thực tế thì đây là một trong những việc khó khăn nhất. Khi đàm phán, nếu đối phương nói quá nhiều và không để cho bạn nói, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khó chịu. Và đặt mình vào vị trí của đối phương thì cũng vậy thôi. Hãy biết nhượng bộ đúng lúc để điều hòa bầu không khí.

Giả sử khi bạn đang đàm phán và đối phương đang đưa ra một lời đề nghị. Bạn hãy chủ động im lặng vài giây và để đối phương lên tiếng trước. Hãy thử và cảm nhận dấu hiệu tích cực của phương pháp này nhé!

Quy tắc đàm phán giá nhà đất số 5: Làm chủ mọi thông tin.

Có một sự thật là có đến 95% các giao dịch đàm phán sẽ luôn nghiêng về người nắm được nhiều thông tin hơn. Bạn càng biết nhiều, nắm bắt được càng nhiều thông tin thì kết quả đạt được của bạn sẽ càng tốt hơn. Kết quả ở đây không phải chỉ xoay quanh vấn đề tiền bạc. Nó còn là cách giải quyết vấn đề nữa. Bởi vậy, hãy nằm lòng quy tắc đàm phán giá nhà đất này để cơ hội chốt sale càng cao nhé!

Quy tắc đàm phán giá nhà đất số 6: Luôn là người nhượng bộ cuối cùng.

Đây là một trong những quy tắc vô cùng quan trọng Nhà đầu tư cần biết. Nếu bạn gặp một người đòi hỏi quá nhiều thứ, bạn có thể luôn là người nhượng bộ cuối cùng.

Tức là mỗi khi đối phương đưa ra một đòi hỏi, hãy suy xét xem đòi hỏi đó bạn có thể chấp nhận được không. Nhưng đừng vội đồng ý ngay những lời đề nghị đó! Mỗi lần bạn chấp nhận nhượng bộ, hãy cố gắng đưa ra một điều kiện đính kèm. Sau vài lần đòi hỏi và nhận thấy mỗi lần muốn thêm cái gì sẽ phải cho đi vài thứ, họ chắc chắn sẽ ngại đòi hỏi thêm vì tâm lý sợ mất đi.

Đàm phán là một trong những đỉnh cao tiếp thị!

Quy tắc đàm phán giá nhà đất số 7: Thỏa thuận chi phí thủ tục hành chính.

Đây là một trong những nghệ thuật đàm phán không phải ai cũng làm được. Hãy để ý toàn bộ tính cách, cảm xúc và thái độ của đối phương. Sau đó tự có sự cân nhắc và thương lượng về chi phí thủ tục hành chính sang tên Sổ đỏ, Sổ hồng. Hãy chắc chắn rằng ai sẽ là người phải chịu chi phí đó. Nếu là bạn thì hãy cố gắng thương lượng xem có thể giảm giá được không.

Kết luận về các quy tắc đàm phán giá nhà đất!

Tóm lại, nằm lòng 7+ quy tắc đàm phán giá nhà đất sẽ giúp bạn chiếm lợi thế rất lớn trong các cuộc giao dịch. Đó có thể là lợi thế về tiền bạc hay các cách giải quyết vấn đề khác nhau. Cho dù là yếu tố nào cũng luôn giúp bạn đạt được điều mình mong muốn trong đầu tư Bất động sản.