Trong năm 2021, dòng vốn FDI chiếm lĩnh thị trường Việt Nam khi con số của các nhà đầu tư nước ngoài cán mốc 31 tỷ USD.
Không dừng lại ở con số đó. Từ đầu năm 2022, theo báo cáo của cục thống kê (Bộ kế hoạch và đầu tư) vừa công bố: Tổng vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký vào Việt Nam đến ngày 20/01/2022 đạt 2,1 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài điện tử là lĩnh vực thu hút nguồn vốn lớn vào Việt Nam, thì năm 2022 này cũng có những lĩnh vực khác như dược phẩm, logistics có sự khởi sắc từ đầu năm.
Những địa phương đang trên đà phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nguồn nhân công ở các địa phương này đa phần còn rất nhiều, vậy nguồn vốn đầu tư FDI vào các địa phương sau đây liệu có đem lại lợi nhuận đi nhà đầu tư hay không? cùng Waha tìm hiểu nhé.
Xem thêm: BĐS năm 2022 sẽ bứt phá từ gói hỗ trợ kích cầu kinh tế 100 ngàn tỉ đồng
Mục Lục:
FDI Nghệ An
Nghệ An mặc dù không thu hút được những dự án mới, nhưng với 2 dự án đã được điều chỉnh vốn đã thu hút được 400 triệu USD vốn FDI trong tháng 1.
Nổi bật nhất là sự án nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thành, đa phương tiện (Trung Quốc) điều chỉnh tăng thêm vốn đầu tư lên đến con số 260 triệu USD.

FDI Thanh Hóa
Đoàn công tác từ các nhà đầu tư Ấn Độ đã có chuyến thăm và khảo sát. Tìm hiểu về dự án những khu công nghiệp ở đây. Đây là lần thứ 2 trong vòng chưa đầy 1 tháng. Các nhà đầu tư Ấn Độ và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Phát triển Khu công nghiệp và Đô thị Đại An quay trở lại Xứ Thanh, để tìm hiểu về khả năng đầu tư dự án. Đầu tư các khu công nghiệp dược phẩm; đồng thời cũng bày tỏ ấn tượng sâu sắc của các lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đối với dự án quy mô này.

Dự án này dự tính với mức ban đầu khoảng gần 500 triệu USD; doanh thu xuất khẩu dự kiến sẽ đột phá với 3 tỷ USD mỗi năm. Và tạo việc làm cho khoảng 50 nghìn lao động trực tiếp và 200 nghìn lao động gián tiếp.
FDI Phú Thọ
Tại Phú Thọ, dự án Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử (JNTC – Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 163 triệu USD tại Phú Thọ, được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh ngành 7-1.
Dự án mở rộng Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử JNTC của Công ty TNHH JNTC Vina – vốn FDI 100% của Hàn Quốc. Hiện đang thực hiện đầu tư Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại Lô 8, khu công nghiệp Thụy Vân, diện tích thuê đất 6ha, vốn đầu tư đăng ký 125 triệu USD đã chính thức hoạt động sản xuất kinh doanh từ tháng 1-2017. Trong quá trình hoạt động, công ty đã liên tục mở rộng quy mô, với số vốn tăng thêm hàng trăm triệu USD. Năm 2021, công ty đã đầu tư mở rộng dự án (Nhà máy 3) tại lô B4 KCN Thụy Vân với diện tích trên 49,6 ngàn m2 để sản xuất kính cường lực cho màn hình ô tô, đồng hồ; kính ốp cho camera.
FDI Hải Dương
Thường trực Tỉnh ủy Hải Dương cũng đã có buổi làm việc với các nhà đầu tư Ấn Độ. Về việc đầu tư Công viên dược quốc tế tại Hải Dương. Đây được coi là dự án công viên dược có quy mô 960 ha, giá trị kinh phí đầu tư từ 10-20 tỷ USD.
Với sự giới thiệu của Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu, ngày 26/1/2021 lãnh đạo Công ty Sri Avantika đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Hải Dương nhằm khảo sát đầu tư dự án công viên dược tại Việt Nam.

Tính toán các lợi thế và khảo sát cụ thể một số địa điểm tại Việt Nam, các nhà đầu tư Ấn Độ đã quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư tại Hải Dương. Vị trí đề xuất đầu tư thuộc địa bàn các huyện Gia Lộc, Thanh Miện và Bình Giang, tổng diện tích quy hoạch khoảng 960 ha.
Có vị trí tiếp giáp nút giao thông kết nối với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, thời gian di chuyển tới Hà Nội chỉ mất khoảng 25 phút, tới cảng Hải Phòng khoảng 50 phút, kết nối với các tỉnh trong khu vực thuận lợi; có tuyến đường sắt (quy hoạch) kết nối quốc tế. Đã tạo ra lợi thế thuận lợi cho Hải Dương khiến các nhà đầu tư không ngần ngại mà rót vốn vào.
Dự án nằm trong quy hoạch vùng công nghiệp đặc biệt, trọng điểm. Nhiều khả năng được Chính phủ chấp thuận là vùng kinh tế chuyên biệt với nhiều chính sách ưu đãi.
FDI Hải Phòng
Đầu năm nay Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã tổ chức hội nghị trao “Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư” cho 3 dự án đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu kinh tế Hải Phòng bao gồm:
Dự án Trung tâm sản xuất điện tử Chilisin tại Việt Nam của Công ty TNHH Điện tử Chilisin (Hong Kong, Trung Quốc) tại khu công nghiệp VSIP Hải Phòng; đầu tư nhà máy sản xuất và gia công linh kiện điện tử cung cấp cho các đối tác Samsung, Apple với mức điều chỉnh tăng vốn đầu tư từ 96,5 triệu USD lên 170,2 triệu USD (tăng 73,7 triệu USD).
Dự án Trung tâm Logistics ECPVN Hải Phòng 1 của nhà đầu tư Emergent VN Logistics Development Pte. Ltd. (Singapore) tại khu công nghiệp và dịch vụ hàng hải (DEEP C2B) với tổng vốn đầu tư 35 triệu USD; đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics, trong đó, cung cấp hệ thống kho lạnh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp.
Dự án JD Property (Vietnam) Logistics Park Hai Phong 1 của nhà đầu tư JD Future Explore V Limited (Hong Kong, Trung Quốc) tại khu phi thuế quan và khu công nghiệp Nam Đình Vũ (khu 1) với tổng vốn đầu tư 32 triệu USD; đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics, phục vụ cho hoạt động thương mại điện tử.
Xem thêm: Dự đoán thị trường bất động sản 2022: sẽ bùng nổ hay sụp đổ?