Chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay còn gọi là sang tên Sổ đỏ. Đây là hình thức rất phổ biến trong đời sống hàng ngày. Dưới đây là 4 điều cần biết nếu bạn đang có nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng đất!
4 Điều cần biết khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Mục Lục:
1. Đối tượng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Luật pháp Việt Nam không quy định cụ thể về nội dung này. Tuy nhiên, khi làm hợp đồng chuyển nhượng có chứng thực hoặc công chứng thì các bên cần phải thực hiện nghĩa vụ sau:
– Bên chuyển nhượng có nghĩa vụ chuyển Quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng.
– Bên nhận chuyển nhượng có nghĩa vụ trả tiền cho bên chuyển nhượng.
Lưu ý: Hợp đồng cần nêu rõ bên nào thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thông thường là bên nhận chuyển nhượng sẽ làm việc này.
Xem thêm: 4+ Sai lầm về tư duy khiến Nhà đầu tư Bất động sản cá nhân thất bại!
2. Nơi làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Căn cứ vào Nghị định 43/2014/NĐ-CP tại Điều 60 có nêu rõ về thủ tục sang tên Sổ đỏ (chuyển nhượng quyền sử dụng đất) như sau:
– Người dân nên hỏi trực tiếp công chứng viên hoặc nhân viên về nơi nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ. Thông thường, có bốn nơi để nộp hồ sơ cho thủ tục đăng ký biến động đất đai (sang tên Sổ đỏ hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất):
Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nếu địa phương chưa có Văn phòng đăng ký đất đai.
Nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa nếu địa phương đã có bộ phận một cửa.
Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất nếu cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu (UBND xã, phường, thị trấn).
Xem thêm: Có thể bán đất nông nghiệp khi hết hạn sử dụng không?
3. Chi phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất (sang tên Sổ đỏ).
Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các bên liên quan phải nộp các loại chi phí cụ thể:
– Người chuyển nhượng phải nộp:
Thuế thu nhập cá nhân = 2% x (Giá chuyển nhượng).
– Người nhận chuyển nhượng phải nộp:
Lệ phí trước bạ = 0,5% x (Giá đất x Diện tích).
Phí thẩm định hồ sơ = Tùy từng địa phương quy định khác nhau về mức chi phí này.
Ngoài ra, những chi phí trên đều do các bên tự thỏa thuận về người phải nộp. Trên đây chỉ là sự phân chia thông thường. Còn giá đất để tính lệ phí trước bạ là giá đất quy định tại Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành.
4. Hồ sơ, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
4.1. Lập và công chứng hợp đồng chuyển nhượng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ công chứng.
Nơi công chứng là Phòng công chứng (của Nhà nước) hoặc Văn phòng công chứng (tư nhân).
Hồ sơ chuyển nhượng được quy định tại Luật Công chứng 2014 theo Điều 40:
Bên chuyển nhượng | Bên nhận chuyển nhượng |
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Giấy tờ tùy thân (Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của cả vợ và chồng còn hạn sử dụng). – Sổ hộ khẩu. – Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân (nếu có). – Hợp đồng ủy quyền (nếu bán thay người khác). |
– Giấy tờ tùy thân (Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hạn sử dụng).
– Sổ hộ khẩu. – Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân (nếu có). |
– Phiếu yêu cầu công chứng sẽ do bên chuyển nhượng hoặc bên nhận chuyển nhượng chuẩn bị, tùy thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên.
– Ngoài các giấy tờ trên, các bên có thể soạn trước Hợp đồng. Tuy nhiên, thông thường sẽ yêu cầu tổ chức công chứng soạn thảo. |
Bước 2. Công chứng hợp đồng chuyển nhượng tại tổ chức công chứng.
4.2. Kê khai nghĩa vụ tài chính
– Hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ gồm:
+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 03/BĐS-TNCN;
+ Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01.
+ Bản sao, bản chụp Sổ đỏ và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
+ Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế, lệ phí (nếu có).
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, lệ phí:
+ Chậm nhất 10 ngày kể từ thời điểm Hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực nếu Hợp đồng chuyển nhượng không có thỏa thuận bên chuyển nhượng là người nộp thuế thay cho bên nhận chuyển nhượng.
+ Chậm nhất ngày thứ 10 kể từ thời điểm Hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực nếu Hợp đồng chuyển nhượng không có thỏa thuận bên chuyển nhượng là người nộp thuế thay cho bên nhận chuyển nhượng.
+ Chậm nhất là thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng nếu Hợp đồng chuyển nhượng có thỏa thuận bên nhận chuyển nhượng là người nộp thuế thay cho bên chuyển nhượng.
– Nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ cùng với thời điểm làm thủ tục đăng ký biến động đất đai (sang tên Sổ đỏ hay còn gọi là chuyển nhượng quyền sử dụng đất).
4.3. Nộp hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Căn cứ Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định tại khoản 2 Điều 9 (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) hồ sơ bao gồm:
+ Hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng.
+ Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;
+ Bản gốc Sổ đỏ.
+ Căn cước công dân để xuất trình, đối chiếu.
Quy trình thực hiện:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3. Giải quyết yêu cầu
Bước 4. Trả kết quả
Thời hạn thực hiện không quá 10 ngày làm việc; không quá 20 ngày làm việc đối với các vùng miền thuộc diện miền núi, vùng sâu, vùng xa, kinh tế khó khăn …
Lưu ý: Thời hạn trên không tính ngày nghỉ, ngày lễ; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm Pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục, hợp đồng tặng cho đất năm 2022!